Do hội nhập kinh tế sâu rộng nên nền kinh tế Việt nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên với sức chống chịu đáng kể, SMEs cũng dần dần tìm chỗ đứng trên thị trường như một lẽ tất yếu. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, doanh nghiệp không chỉ xây dựng chiến lược, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải biết ứng dụng công nghệ vào quản lý hoạt động cũng như quản lý đầu ra sản phẩm.
Làn sóng Covid-19 khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và cũng chưa có một dự đoán chính xác nào về việc ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, để nhìn nhận một vấn đề theo hướng tích cực nhất, chúng ta nên xem đây là thời gian nhìn lại chặng đường hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt xu thế và xây dựng một giải pháp tốt hơn.
18 bí quyết sau sẽ giúp doanh nghiệp SMEs thành công hơn trong kỷ nguyên số, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng nhằm trở mình sau đại dịch.
1. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, chiến lược bán hàng hướng đến khách hàng tiềm năng nhằm giúp họ ấn tượng, ghi nhớ và quen thuộc với thương hiệu của bạn.
Thương hiệu sẽ giúp cho nhân viên tự hào hơn khi khoác lên mình bộ áo có in hình hay logo công ty chính những giá trị sẽ tạo ra thêm nhiều khách hàng mới. Vậy tại sao chúng ta không nâng cao giá trị vốn của mình có để tạo thành nét khác biệt so với các doanh nghiệp khác vì nguồn lực lớn nhất của doanh nghiệp chính là tính xác thực và tầm nhìn.
Hãy bắt đầu với việc xác định xu hướng thị trường, đối tượng khách hàng, sự khác biệt về sản phẩm và lên kế hoạch đào tạo cho đội ngũ bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn cũng như chăm sóc khách hàng tốt hơn.
2. Nghiên cứu về thị trường
Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp; Xác định được mục tiêu để quyết định kế hoạch và tìm ra con đường tốt nhất để phát triển. Với thông tin và dữ liệu đầy đủ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro khi đưa ra quyết định. Các nhà phân phối thành công thường dành thời gian cho việc nghiên cứu và có cái nhìn sáng suốt đối với hàng hóa chất lượng cao hoặc sự khác biệt mà sau đó các nhà bán lẻ có thể bán cho người tiêu dùng.
Ngoài việc hiểu rõ về thị trường, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu tập trung vào: giá trị sử dụng sản phẩm với người mua, mức độ nhận diện thương hiệu, về cách trưng bày hàng hóa, giá cả phù hợp, các chương trình khuyến mãi có kích thích người mua, kênh phân phối, đại lý…
>>> Xem thêm: Lựa chọn kênh phân phối cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
3. Phân tích đặc điểm của khách hàng mục tiêu, sản phẩm
Đặc điểm khách hàng là cần phân tích về qui mô, cơ cấu, mật độ, tâm lý và hành vi khách hàng. Chú ý rằng khách hàng càng phân tán về địa lý thì kênh càng mở rộng và cũng kéo theo chi phí cho việc vận chuyển, bổ xung con người…
Để có thể ước lượng được quy mô thực tế của thị trường, doanh nghiệp cần phải phân loại được khách hàng triển vọng. Những sản phẩm của công ty mình thuộc mặt hàng nào: dễ hư hỏng, sản phẩm cồng kềnh, nặng nề, thời hạn sử dụng ngắn… Đặc điểm sản phẩm là yếu tố để lựa chọn kênh phân phối phù hợp, nhất là phạm vi vận chuyển.
4. Tạo sự khác biệt về sản phẩm
Hội nhập đã làm cho thị trường nhộn nhịp và đông đúc hơn bao giờ hết, khách hàng luôn bị phân vân vì có quá nhiều sự lựa chọn. Do vậy, việc tạo ra sự khác biệt trong cuộc cạnh tranh sẽ tạo nên vị trí vững chắc cho thương hiệu so với những đối thủ cạnh tranh khác.
Khác biệt về sản phẩm chính là tạo sự khác biệt trong cạnh tranh nhằm tạo ra nhóm khách hàng trung thành riêng. Các yếu tố về sự khác biệt được hiểu là: dịch vụ phục vụ, chất lượng đồng đều, độ bền sản phẩm, chi tiết thiết kế bắt mắt, giá cả phù hợp, khuyến mãi tạo nét riêng… tùy thuộc vào điểm mạnh mà doanh nghiệp lựa chọn yếu tố nào để tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình.
5. Xây dựng kế hoạch kinh doanh và hệ thống quản lý phân phối
Đây là một bước tất yếu trong quá trình kinh doanh, người quản lý phải định hướng và xây dựng mục tiêu phát triển ngắn hạn, dài hạn cho doanh nghiệp. Một kế hoạch tỉ mỉ sẽ giúp bạn nhận thấy đâu là điểm mạnh điểm yếu, nắm bắt được cơ hội, làm chủ được các diễn biến trên thị trường tạo lợi thế cạnh tranh.
Hệ thống quản lý doanh nghiệp sẽ cung cấp cho lãnh đạo các công cụ để lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát các hoạt động quản lý, đo lường hiệu quả kinh doanh và thực hiện các quy trình cải tiến liên tục trong một tổ chức. Ý tưởng về hệ thống quản lý doanh nghiệp chính là xác định các nguyên tắc để tồn tại của một doanh nghiệp và nó liên kết chặt chẽ với các tiêu chí thành công trong kinh doanh.
6. Tổ chức và đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
Xây dựng cấu trúc bán hàng bài bản từ cao đến thấp, mô tả vai trò, vị trí cụ thể đồng thời phân bổ và quản lý theo từng kênh rõ ràng. Doanh nghiệp cần đào tạo kiến thức về sản phẩm, kiểm tra sau khi đào tạo và thường xuyên cập nhật thông tin để nâng cao kiến thức cho nhân viên cả về sản phẩm và kiến thức thị trường.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đào tạo đội ngũ bán hàng cho Doanh nghiệp
7. Luôn cải thiện chất lượng phục vụ
Không đánh giá quá cao về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cách tốt nhất hãy thực hiện một số nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Không điều chỉnh chất lượng sản phẩm để đạt được giá thấp như sự kỳ vọng của khách hàng. Hãy tư vấn và để cho khách hàng cảm nhận về sản phẩm để họ hiểu được giá trị tương xứng với những gì khách hàng bỏ ra.
8. Kết nối với các doanh nghiệp tại địa phương
Khách hàng thường có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp địa phương, đối với những doanh nghiệp nhỏ việc kết nối, tham gia các hoạt động tại địa phương sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ tích cực, không chỉ góp phần cải thiện nền kinh tế trong khu vực mà còn giữ được sự độc đáo của cộng đồng.
9. Hãy quan tâm đến đội ngũ nhân viên
Khả năng duy trì cũng như xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi và tận tâm không phải là điều dễ dàng. Hãy xây dựng mối quan hệ thực sự với nhân viên của mình, hiểu và chia sẻ với họ. Xây dựng chương trình khen thưởng cho nhân viên xuất sắc, đào tạo và phát triển kỹ năng cho những nhân viên chưa đủ khả năng, tạo thế cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ.
10. Ứng dụng công nghệ để hỗ trợ quản lý đội ngũ bán hàng
Hiện nay các doanh nghiệp đổ tiền vào quảng bá trên; tivi, trang mạng xã hội, báo chí…gây biết bao tốn kém cả về chi phí lẫn nhân sự, nhưng hiệu quả chỉ mang tính tức thời. Chính điều này dẫn đến quản lý kênh phân phối nỗi lên và trở thành lựa chọn không thể thiếu.
Với các doanh nghiệp sử dụng đa kênh, đa cấp, việc quản trị kênh luôn là bài toán đòi hỏi sự tư duy và am hiểu sâu sắc hệ thống phân phối. Để khởi tạo một hệ thống phân phối đã khó, quản lý và duy trì nó hoạt động ổn định càng khó hơn.
Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giúp đội ngũ nhân viên bán hàng am hiểu khách hàng hơn: toàn bộ thông tin về lịch sử bán hàng, đặt hàng, tồn kho… đều được cập nhật sau đó gửi cho cấp quản lý. Đặc biệt khi thị trường trở nên quá rộng, những doanh nghiệp này “công nghệ hóa” cách thức làm việc của nhân viên, toàn bộ quy trình sẽ thực hiện trên thiết bị di động, giúp dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực, nhanh chóng, chính xác.
>>> Xem thêm: Ứng dụng phần mềm quản lý phân phối iDMS cho nhân viên bán hàng
11. Giữ chân khách hàng
Mỗi khách hàng khi lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của mình đều có những cảm nhận riêng, tuy nhiên làm thế nào để khách hàng luôn nhớ đến và trở thành sự lựa chọn hàng đầu mới là quan trọng. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng những chính sách riêng cho khách hàng mới và những ưu đãi cho khách hàng cũ, đưa ra những dịch vụ chăm sóc tốt nhất để biến khách hàng mới thành khách hàng cũ và khách hàng cũ thành khách hàng trung thành.
Để làm được điều này tốt, doanh nghiệp cần xây dựng thông tin về khách hàng và chuyển thông tin thành cơ sở dữ liệu có giá trị được phân lọc rõ ràng để thuận tiện cho việc chăm sóc, gửi thông tin về sản phẩm và khuyến mãi đến với khách hàng.
12. Tạo một chỗ đứng vững chắc
Doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo sự tín nhiệm của khách hàng. Nghiên cứu, tìm hiểu những nét đặc trưng về sản phẩm dịch vụ của mình phù hợp với vùng miền vì đôi khi lối đi nhỏ nhưng lại là cơ hội lớn giúp doanh nghiệp chiến thắng.
13. Phân tích đối thủ cạnh tranh
lựa chọn và phân tích đối thủ của mình để biết thế mạnh, điểm yếu, những đặc điểm giống và khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ của đối thủ so với sản phẩm của mình, đồng thời nắm bắt chiến lược bán hàng và tiếp thị của họ để điều chỉnh chiến lược kinh doanh tốt hơn trong từng giai đoạn, tìm kiếm khoảng trống trên thị trường để tận dụng cơ hội đó đánh vào phân khúc này, mang lại lợi thế cho doanh nghiệp.
14. Quản lý hiệu quả dòng tiền hoạt động
Không chi tiêu quá nhiều vào việc bán hàng: đối với doanh nghiệp nhỏ, việc lên kế hoạch để tìm kiếm khách hàng mới cần phải cân nhắc xem khách hàng này liệu có mang lại lợi nhuận nhiều hay không.
Gía trị lâu dài phải lớn hơn chi phí nhận được, nếu chi quá nhiều vào việc bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ có được lợi nhuận nhưng rất thấp. Nếu quản lý không tốt điều này, sẽ dễ mất cân đối thu chi, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tài chính cho doanh nghiệp của bạn.
Tính toán lợi nhuận không chính xác: đa số các doanh nghiệp thấy rằng họ nhận được nhiều tiền lãi trong các giao dịch. Tuy nhiên, trong thực tế họ phải trả cho nhiều chi phí khác mà không kiểm soát trước. Việc dự toán những chi phí phát sinh sẽ giúp doanh nghiệp định hình giá bán ổn định hơn khi tới tay người tiêu dùng.
15. Xây dựng thương hiệu, danh tiếng ở địa bàn hoạt động kinh doanh
Mỗi một doanh nghiệp có thành tựu là một phần trong cộng đồng kinh doanh và hoạt động xã hội. Để mở rộng và phát triển ở một thị trường mới, hơn hết bạn phải là doanh nghiệp dẫn đầu trong các doanh nghiệp ở khu vực từ doanh thu đến hoạt động văn hóa. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tín nhiệm trong thị trường kinh doanh mới.
>>> Xem thêm: Chiến lược tiếp thị sản phẩm mới cho doanh nghiệp SMEs
16. Biến khách hàng thành người xây dựng thương hiệu cho bạn
Khi bán hàng hóa cho khách hàng, thì việc tiếp cận, tư vấn bán hàng, chốt đơn hàng và những dịch vụ chăm sóc tốt đi kèm sau giai đoạn bán hàng sẽ là điểm mấu chốt giúp bạn tạo ấn tượng với khách hàng đó. Một khi khách hàng hiểu rõ uy tín doanh nghiệp của bạn thì họ sẽ dễ dàng truyền bá thương hiệu rộng rãi đến những người có nhu cầu tương tự. Điều này góp phần xây dựng thương hiệu của bạn một cách bền vững.
17. Xây dựng mối quan hệ đến các điểm bán lẻ
Nhiều doanh nghiệp chuyển hàng hoá tới nhà phân phối và coi đến đó là hoàn thành công tác bán hàng. Nhiều nhà cung cấp thậm chí còn không biết tên của những khách hàng cuối của họ.
Sai lầm này khiến họ trở nên phụ thuộc ngày càng nhiều vào đại lý, NPP. Họ không nắm được thị trường, không trực tiếp tiếp xúc khách hàng, hay nói cách khác, thị trường và khách hàng hoàn toàn tách biệt với họ. Và khi buộc lòng phải “chia tay” NPP, họ sẽ mất trắng mảng thị trường bấy lâu nay tiêu thụ hàng hóa của họ đều đặn.
18. Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp
Khi phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần nhiều thời gian hơn cho các quyết định mang tính chiến lược và quan trọng hơn là tìm kiếm các thông tin và xem xét chúng. Khi hệ thống bán hàng, tồn kho, kế toán không được tích hợp chắc chắn hiệu suất làm việc của công ty bạn sẽ bị ảnh hưởng. Khi cần tìm các thông tin như chi tiết đặt hàng và giao hàng của từng khách hàng, số tồn kho có thể hứa bán cho khách hàng…sẽ tốn rất nhiều thời gian, thông tin không kịp phản hồi kịp thời cho khách hàng.
>>> Xem thêm: Bỏ túi 13 bí quyết chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs
Apzon hiện là nhà cung cấp giải pháp SAP Business One được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp SMEs, cung cấp tầm nhìn toàn cảnh về bán hàng, tài chính, mua hàng, quản lý kho hàng, sản xuất cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định vững chắc, nhờ đó nâng cao quản trị lợi nhuận doanh nghiệp. Ngoài ra, Apzon IRS hiện đang là nhà cung cấp giải pháp quản lý hệ thống phân phối với iDMS, đáp ứng đầy đủ cho hệ sinh thái về ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp vững bước trong chuyển đổi số.
Thông tin liên hệ:
Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn