Chiến lược tiếp thị sản phẩm mới cho doanh nghiệp SMEs

Nếu bạn đang bắt đầu với một doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thì yếu tố chính dẫn đến sự thành công nằm ở chiến lược tiếp thị sản phẩm của DN. Tiếp thị không chỉ đơn thuần là đưa tên tuổi doanh nghiệp của bạn vươn ra thế giới mà còn tạo ra sự kết nối, thu hút những khách hàng tiềm năng để trở thành những người mua hàng mang đến lợi nhuận cho bạn.

Có vô số cách để quảng bá doanh nghiệp của bạn, quan trọng là phải xác định và tập trung vào các chiến thuật hiệu quả nhất phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Dưới đây là tập hợp các thông tin giúp bạn tham khảo để tiếp thị sản phẩm mới ra thị trường tốt hơn.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Đưa ra kế hoạch tiếp thị tổng thể trước khi bắt tay vào thực hiện

Tập trung vào việc nghiên cứu thị trường bài bản và kỹ lưỡng:

  • Lựa chọn thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích điểm mạnh yếu cúa đối thủ cùng phân khúc.
  • Phân tích các tính năng, thông số về sự vượt trội sản phẩm của mình so với đối thủ.

Xây dựng nguồn lực và thương hiệu:

  • Xây dựng và đạo tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, đây cũng là điểm mấu chốt để tạo ra sự khác biệt.
  • Xây dựng kênh phân phối và đưa ra lộ trình để hoàn thiện kênh.
  • Chuẩn về hình ảnh quảng cáo sản phẩm để chia sẻ với khách hàng, nên tìm đến các đơn vị để có những hình ảnh chuyên nghiệp hơn.
  • Xây dựng một trang web cập nhật thông tin đầy đủ về sản phẩm và về câu chuyện khách hàng…
  • Đăng ký nhãn hiệu ở cục sở hữu trí tuệ.

>>> Xem thêm: Chiến lược tiếp thị cho nhà phân phối bán buôn

Giai đoạn 2: Hành động

Sử dụng các công cụ khác nhau để có nhiều nội dung sáng tạo trong tiếp thị

Hầu hết mục tiêu của việc tiếp thị là tạo ra nhận thức về doanh nghiệp của bạn. Nhưng một khi bạn có được sự chú ý của mọi người, bạn cần phải xây dựng lòng tin và mối quan hệ, cho dù đó là thông qua email hay mạng xã hội:

  • Tham gia các sự kiện, triễn lãm nên phân bổ đều ở các vùng miền để tạo sự kết nối, PR sản phẩm thương hiệu, kèm theo những quà tặng có logo….để khách hàng nhớ và nhận diện về công ty.
  • Tham gia tài trợ các chương trình cộng đồng để tạo sự lan tỏa, có thể nên bắt đầu nhỏ từ các vùng miền nơi xác định thị trường tiềm năng mà sản phẩm có thể bán chứ không nhất thiết tập trung ở trung tâm thành phố lớn.
  • Tham gia nhiều kênh truyền thông xã hội như: Facebook, LinkedIn, Twitter, Instagram, Blog…để kết nối doanh nghiệp với cộng đồng và mang hình ảnh sản phẩm đến với công chúng nhanh hơn
  • Tham gia sàn thương mai điện tử như: Lazada, Hotdeal, Shopee, Sendo, Tiki…
  • Đảm bảo rằng bạn tối ưu hóa trang web của mình và các nội dung trực tuyến khác bằng cách sử dụng SEO.

Cung cấp nội dung giải trí thu hút mọi người đến với doanh nghiệp của bạn, thôi thúc họ mua hàng. Tuy nhiên để có những quảng cáo sáng tạo, hãy đảm bảo cung cấp một cái gì đó hữu ích và phù hợp với người đọc hoặc người xem:

  • Tạo nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau để thích ứng với các vùng miền, văn hóa…
  • Chú ý rằng quà tặng và các cuộc thi thường tuân theo các quy định của nhà nước. Trước khi bạn tổ chức một cuộc thi có trao bất kì quà tặng nào, hãy đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ tất cả các quy tắc, giấy phép tránh bị phạt.
  • Bắt đầu một bản tin email miễn phí hàng tháng, gửi vào danh sách email mà bạn thu thập được, thông báo các chương trình khuyến mãi như: phiếu giảm giá, tri ân khách hàng, quà tặng ngày sinh nhật của khách hàng…
  • Khi bạn mới bắt đầu, bạn sẽ trả nhiều phí trước khi thấy lợi nhuận và có thể cần thực hiện một số kế hoạch bán hàng để tinh chỉnh chiến lược tiếp thị của bạn. Hầu hết các chuyên gia tài chính cho rằng, ROI từ 15% -30% là tốt nhất cho các doanh nghiệp nhỏ.
  • Ngưỡng an toàn theo nhiều thống kê cho việc chi tiêu tiếp thị nên nằm khoảng 5 đến 10% doanh thu Doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Mở rộng và hợp tác

Cập nhật những xu hướng mới nhất trên những nền tảng khác nhau

Hợp tác với nhưng đơn vị khác để cùng nhau phát triển:

  • Tiếp thị có thể là một công việc toàn thời gian và mang tính chuyên nghiệp có sự đo lường. Do vậy, hãy cân nhắc tìm nhà cung cấp dịch vụ để đạt kết quả tốt hơn nếu nguồn lực công ty chưa đủ mạnh.
  • Hợp tác với một thương hiệu hoặc một sản phẩm hoạt động song song với sản phẩm của bạn để quảng cáo chéo.
  • Kết nối với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để các bài đăng quảng cáo tiếp cận cơ sở người dùng của họ.

Để doanh nghiệp của bạn phát triển và mở rộng quy mô thì có thể áp dụng những gợi ý sau:

  • Luôn cập nhật các xu hướng hiện tại và đang phát triển, chẳng hạn như các nền tảng hoặc công cụ truyền thông xã hội mới.
  • Chiến lược định vị hay còn gọi là định vị thị trường mô tả cách bạn phân biệt thương hiệu hoặc hình ảnh sản phẩm của mình với các đối thủ cạnh tranh. Nó ảnh hưởng đến nhận thức của người mua hàng theo những cách rất cụ thể, chiến lược và nghệ thuật, để tạo ra một thương hiệu hoặc nhận diện sản phẩm.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý: Quản lý doanh nghiệp, quản lý đội ngũ bán hàng… Xem chi tiết tại: https://idms.vn/202103/cong-nghe-4-0-trong-quan-ly-kenh-phan-phoi/

Chúng ta đều biết rằng, nếu đầu tư giải pháp công nghệ không thành công trong bất kỳ tổ chức nào. Nó không chỉ tổn thất về tiền bạc, lãng phí thời gian của lãnh đạo cấp cao mà còn dấy lên một cuộc đổ lỗi gây tiêu hao năng lượng của toàn bộ các phòng ban mà không được lợi ích gì.

Nếu bạn cần một câu trả lời phù hợp thì hãy liên hệ với APZON, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn.