Công nghệ 4.0 trong quản lý kênh phân phối

iDMS là một hệ thống quản lý kênh phân phối hiện đại kết nối liền mạch Công ty / Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Nhà bán lẻ. Nó tạo ra sức mạnh tổng hợp kết hợp giữa các bên riêng lẻ thành một chuỗi cung ứng liền mạch.

iDMS là một phần mềm được thiết kế linh hoạt với mục đích cung cấp giải pháp toàn diện để làm cho công việc quản lý kênh phân phối trở nên trơn tru và mượt mà, bao gồm: Kiểm soát tuyến bán hàng, các điểm bán, quản lý nhân viên kinh doanh và hiệu quả (KPI) của nhân viên, quản lý các chương trình, chính sách giá, quản lý quá trình giao hàng, quản lý công việc và lịch làm việc.

Cụ thể hơn, giải pháp bao gồm: Quản lý kênh, quản lý sản phẩm & giá cả, quản lý đơn đặt hàng, quản lý đơn hàng bán, quản lý hàng tồn kho, quản lý hợp đồng & khuyến mại, quản lý yêu cầu và trả lại đơn hàng, tự động hóa lực lượng bán hàng của nhà phân phối & tự động hóa quản lý nhân viên thị trường.

Những thách thức trong quản lý kênh phân phối hiện nay

Các loại kênh phân phối phổ biến hiện nay

Thiếu tầm nhìn về hiệu quả hoạt động của kênh phân phối:

Các doanh nghiệp thường phải vật lộn để có một bức tranh thực tế và chính xác về hoạt động bán hàng và phân phối. Điều này có nghĩa là, họ không có cái nhìn rõ ràng về hiệu suất của sản phẩm, quảng cáo, phân phối, nhân viên bán hàng nội bộ / bên ngoài thị trường một cách chi tiết, chính xác và nhanh nhất.

Không tuân thủ các quy trình tiêu chuẩn:

Nếu không có hệ thống quản lý kênh phân phối hiệu quả, việc quản lý hàng lực lượng bán hàng sẽ rất khó khăn và không đảm bảo được sự tuân thủ các quy tắc quản lý kênh phân phối được doanh nghiệp đưa ra. Điều này làm có thể tổn hại đến lợi ích và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguồn lực chưa được sử dụng hiệu quả:

Khi các doanh nghiệp không đủ tầm nhìn về hiệu suất của các nguồn lực (ví dụ hàng tồn kho, bán hàng, kênh phân phối, chương trình..), họ sẽ sử dụng nguồn lực của mình một cách thiếu hiệu quả. Kết quả là, họ có thể đưa ra quyết định không đúng lúc, và không đúng thời điểm.

Thiếu sự tương tác giữa nhà cung cấp/nhà sản xuất và nhà bán lẻ:

Kết quả là nhà cung cấp/nhà sản xuất thường không hiểu được những khó khăn của nhà bán lẻ – mắt xích quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Các báo cáo không đáng tin cậy:

Việc thu thập dữ liệu từ các phòng ban và các cá nhân khác nhau tốn quá nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, các báo cáo thường có độ tin cậy và độ chính xác thấp dẫn đến khó khăn cho công tác ra quyết định ở cấp quản lý.

Khó khăn trong việc theo dõi và kiểm soát tài sản và chương trình khuyến mãi:

Việc theo dõi tài sản và sản phẩm khuyến mãi tốn nhiều công sức và chi phí đối với nhà cung cấp/nhà sản xuất trong trường hợp không có một hệ thống thống nhất.

>>> Xem thêm: 12 lợi ích khi sử dụng hệ thống quản lý phân phối hiệu quả

Lợi ích khi sử dụng iDMS cho quản lý kênh phân phối

Cách tổ chức và quản lý kênh phân phối hiệu quả
  • Sử dụng tối ưu nguồn lực, năng suất bán hàng cao hơn;
  • Nền tảng thông tin duy nhất cho quản lý kênh phân phối;
  • Giảm hàng tồn kho tại nhà phân phối & bán lẻ;
  • Giám sát nhân viên bán hàng ngoài thị trường;
  • Có cái nhìn 360 độ về cửa hàng, điểm bán;
  • Hệ thống quản lý chương trình hiệu quả giúp cải thiện tính tuân thủ và gia tăng giá trị thương hiệu doanh nghiệp.
  • Các ứng dụng di động cung cấp các dữ liệu quản lý kênh phân phối theo thời gian thực.
  • Các quy trình hoạt động chuẩn quốc tế.

Một số tính năng tiêu biểu về giải pháp quản lý kênh phân phối

Bản chất và chức năng của kênh phân phối
  • Hệ thống lõi (iDMS Core): Thực hiện toàn bộ các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, nhà phân phối từ các quy trình sell-in, sell-through, sell-out đến các thiết lập kênh, tuyến bán hàng và các chương trình bán hàng, tồn kho…;
  • Quản lý đơn hàng: Quản lý toàn bộ các đơn hàng của nhân viên bán hàng ngoài thị trường cũng như các nhân viên bán hàng tại văn phòng (sales admin). Theo dõi và kiểm soát tình trạng các đơn hàng;
  • Quản lý hàng tồn kho: Quản lý các hàng hóa, quá trình nhập xuất kho, kiểm soát hàng tồn (lô – date, mức tồn kho, tuổi hàng tồn kho..);
  • Quản lý Giao hàng & Trả hàng: Lên kế hoạch giao hàng cho các đơn hàng, kiểm soát quá trình giao hàng – trả hàng, cập nhật kết quả giao hàng – trả hàng;
  • Hóa đơn & Công nợ: Tạo hóa đơn cho khách hàng, nhận thanh toán và nhận thông báo về các khoản thanh toán đến hạ;.
  • Đại lý & Độ phủ: Các báo cáo độ phủ (MCP) cho doanh nghiệp một bản đồ độ phủ tổng quan của kênh phân phối. Từ đó xác định các vị trí mục tiêu tăng cường độ phủ, mở đại lý mới. Quá trình đăng ký đại lý mới được số hóa thông qua các hợp đồng đại lý ở dạng kỹ thuật số. Không cần phê duyệt giấy tờ nữa;
  • Sản phẩm – Giá bán – Khuyến mãi: Một nền tảng duy nhất để quản lý và theo dõi các Sản phẩm – Giá bán – Khuyến mãi
  • Khiếu nại từ nhà phân phối / đại lý: Nhà phân phối / đại lý có thể đưa ra các yêu cầu khiếu nại. Các khiếu nại được đưa vào hệ thống và được theo dõi, xử lý. Trạng thái của các khiếu nãi được cập nhật theo quy trình xử lý và nhà phân phối / đại lý  có thể tra cứu được trạng thái khiếu nại.
  • Mục tiêu & Thành tích (KPI): Thiết lập các mục tiêu & thành tích của từng nhóm trong kênh phân phối. Các mục tiêu và thành tích được tính toán hoặc được cập nhật để đưa ra các báo cáo về mức độ hoàn thành mục tiêu.
  • Báo cáo & bảng điều khiển: Báo cáo hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày cho Phòng kinh doanh, Bộ phận giao hàng, Bộ phận thu tiền, v.v.

Thông tin liên hệ:

Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn