Phân phối là quá trình đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng, bằng cách lựa chọn kênh phân phối phù hợp, bạn có thể tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn nhất và giúp họ mua sản phẩm của bạn dễ dàng và thuận tiện. Ngày nay, phân phối hàng hóa được xem là một thành phần quan trọng của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đối với ngành phân bón kênh phân phối thường đi qua 3 kênh phổ biến như:
- Kênh 1: Công Ty >> Người Tiêu Dùng (các trang trại lớn)
- Kênh 2: Công Ty >> Đại Lý Bán Buôn >> Đại Lý Bán Lẻ >> Người Tiêu Dùng
- Kênh 3: Công Ty >> Các doanh nghiệp/ Hộ Kinh Doanh Tiêu Thụ Lớn >> Người Tiêu Dùng
Tác động của đại dịch Covid – 19 đã gây nhiều ảnh hưởng chưa từng có lên nên kinh tế Việt nam. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. Doanh nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành tốt nhưng nếu không xây dựng được hệ hống phân phối tốt thì rất khó để có thể đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối hiệu quả luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Dưới đây là 9 bí quyết giúp doanh nghiệp hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm phân bón.
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là việc thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu về các vấn đề liên quan đến việc marketing sản phẩm và dịch vụ. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một vùng miền, địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công.
Vai trò của nghiên cứu thị trường giúp tìm ra những thị trường lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất cho sản phẩm, các xu hướng và triển vọng của thị trường, các điều kiện, tập quán kinh doanh và cơ hội dành cho sản phẩm của bạn.
2. Điều chỉnh hệ thống kênh phân phối phù hợp
Hệ thống kênh phân phối luôn có sự thay đổi theo xu hướng biến động của thị trường và cả người tiêu dùng. Do vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, đánh giá để tăng khả năng kiểm soát hoạt động của kênh. Ở khía cạnh khác, doanh nghiệp cũng cần theo dõi và phân tích về hành vi mua hàng của người tiêu dùng để từ đó có những thay đổi cho phù hợp.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm phát triển chiến lược kênh phân phối
3. Hoàn thiện các chính sách quản tri kênh phân phối
Doanh nghiệp cần hoàn thiện quy trình tuyển chọn các thành viên kênh như; tìm các thành viên kênh có đủ năng lực, đưa ra các tiêu chí và kinh nghiệm để chọn lựa. Chính sách thưởng khuyến khích đội ngũ bán hàng, đội ngũ quản lý ngoài thị trường nhằm tránh xung đột giữa các thành viên và tạo lòng trung thành. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động kịp thời phát hiện và khắc phục những vướng mắc.
4. Kiểm soát giá đối với các đại lý và nhà bán lẻ
Hệ thống đại lý và nhà bán lẻ là người đại diện của công ty tại địa phương không chỉ bán phân bón mà còn tư vấn để nông dân chọn loại phù hợp giúp nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả hơn.
Kiểm soát giá là để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Ðể kiểm soát giá cả thị trường, tránh tăng giá bất hợp lý ở đại lý và nhà bán lẻ, doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình hoạt động đồng thời đưa ra các mức thưởng phạt phù hợp.
5. Đáp ứng việc cung ứng sản phẩm nhanh chóng
Phân bón là sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp việc cung ứng sản phẩm đúng thời gian đáp ứng cho mùa vụ, thời tiết là điều rất cần thiết, nhất là đối với đại lý ở xa. Việc dự đoán được mức tiêu thụ của mỗi mùa vụ, người bán hàng cần nắm thông tin lịch sử tại mỗi đại lý thuộc mỗi vùng miền khác nhau. Do vậy với phương pháp truyền thống là không thể, doanh nghiệp cần trang bị công cụ hỗ trợ để người bán hàng có đầy đủ thông tin cần thiết khi tiếp cận khách hàng.
>>> Xem thêm: 6 cách để cải thiện kênh phân phối
6. Chính sách linh hoạt trong thanh toán
Vòng quay nông nghiệp thường kéo dài theo mỗi mùa vụ từ 4 đến 6 tháng nên các đại lý rất khó có khả năng thanh toán kịp thời gian quy định ngắn của doanh nghiệp. Do vậy, nếu doanh nghiệp có chính sách linh hoạt sẽ là điểm cộng để thu hút các đại lý từ đối thủ và qua đó cũng giữ được đại lý của mình không chuyển qua lấy hàng của các doanh nghiệp khác.
7. Cần quan tâm nhiều đến đại lý cấp dưới, người tiêu thụ
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp phạm phải sai lầm là họ dành mọi sự tập trung, quan tâm vào các đại lý cấp 1 và ít quan tâm đến đại lý cấp 2. Đa phần doanh nghiệp cung cấp phân bón hiện nay, họ phó thác cho đội bán hàng chăm sóc đại lý cấp 2 trong khi chính những đại lý cấp 2 là người bán hàng chính là tài sản của doanh nghiệp. Các chương trình khuyến mãi, quà tặng thiếu truyền thông và không quản lý chặt chẽ sẽ là nguyên nhân các doanh nghiệp mất dần đại lý cấp 2 về đối thủ.
8. Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị cho nông dân
Người mua sản phẩm từ doanh nghiệp là các đại lý nhưng người sử dụng sản phẩm lại là nông dân nên họ sẽ có rất nhiều ý kiến cần phản ánh với doanh nghiệp. Hiện nay, đa phần phải trải qua nhiều cấp trung gian nên những thông tin này sẽ khó phản ánh kịp thời với doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thường xuyên tổ chức hội thảo cung cấp kiến thức mới cho người tiêu dùng, đồng thời lắng nghe những ý kiến, thắc mắc, nguyện vọng của nông dân để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
>>> Xem thêm: Chiến lược tiếp thị sản phẩm mới cho doanh nghiệp SMEs
9. Gia tăng độ bao phủ sản phẩm
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có chiến lược, kế hoạch hợp lý. Trang bị kiến thức ngành và phân bổ nhân viên kinh doanh xuống các tỉnh thành để tìm kiếm và chào hàng cho các đại lý mới. Song song với việc tìm kiếm khách hàng mới, doanh nghiệp cần đầu tư ứng dụng công nghệ đễ hỗ trợ lực lượng bán hàng tối ưu hóa tuyến bán hàng và tiếp cận thị trường nhanh hơn cũng như giúp doanh nghiệp quản lý thông tin chính xác của đội bán hàng ngoài thị trường.
Khi bạn đã sẵn sàng để thích ứng với xu hướng công nghệ nhằm nâng tầm quản trị doanh nghiệp. Chúng tôi, Apzon IRS sẵn sàng trở thành đối tác trong hành trình đi đến thành công theo cấp số nhân của quý vị. Apzon IRS hiện đang là nhà cung cấp các giải pháp SAP Business One, iDMS… đáp ứng đầy đủ cho hệ sinh thái về ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp vững bước trong chuyển đổi số.
Thông tin liên hệ:
Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn