Khác biệt giữa khách hàng và người tiêu dùng là nói đến những hành vi, hành động, công việc của mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức… tạo dấu ấn riêng trong việc mua bán, tiêu thụ hàng hóa. Hiểu được sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp rõ hơn về chân dung ai là khách hàng và ai là người tiêu dùng để từ đó nhằm tạo ra sự khác biệt về dịch vụ, cân bằng cung – cầu. Vì hạnh phúc của khách hàng nằm ở trọng tâm của sự thành công đối với doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa khách hàng và người tiêu dùng với những khía cạnh được liệt kê dưới đây.
Tìm hiểu về khách hàng
Khách hàng là người trả tiền và mua hàng hóa dịch vụ, có thể họ không là người tiêu dùng trực tiếp mà chỉ là người mua sản phẩm sau đó đưa chúng cho một người khác, người đó trở thành người tiêu dùng. Để thành công, ngoài việc hiểu bạn còn cần phải phân loại được khách hàng để có những kế hoạch tiếp cận phù hợp, thường khách hàng được phân thành nhiều loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau:
- Khách hàng nội bộ doanh nghiệp là tất cả những người làm việc trong tổ chức.
- Khách hàng Thương mại là những khách hàng mua hàng hóa để gia tăng giá trị và bán lại chúng. Chúng bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà phân phối, nhà bán lẻ…
- B2B (Business to Business): Hàng hóa phân phối từ doanh nghiệp này đến một doanh nghiệp khác.
- B2C (Business to Customer): Hàng hóa trực tiếp được phân phối từ doanh nghiệp đến tay khách hàng.
- C2B (Customer to Business): Hàng hóa được phân phối từ khách hàng đến doanh nghiệp.
- C2C (Customer to Customer): Hàng hóa được phân phối từ khách hàng đến khách hàng.
- Khách hàng cuối cùng: Họ là những khách hàng mua nó để sử dụng cho riêng họ hoặc để giao nó cho người dùng cuối cùng.
Khách hàng được coi là trọng tâm trong mọi hoạt động kinh doanh vì họ giúp tạo ra doanh thu. Các doanh nghiệp tập trung vào việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng để duy trì hoạt động kinh doanh.
>>> Xem thêm: 12 lợi ích khi sử dụng hệ thống quản lý phân phối
Tìm hiểu về người tiêu dùng
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đặc điểm của người tiêu dùng Việt được thể hiện qua: tâm lý, thói quen, sẵn sàng thích ứng với công nghệ và thích được trải nghiệm. Hành vi tiêu dùng của người việt được thể qua các phương diện như: cảm tính nói về tâm lý người tiêu dùng, chi tiêu và nhận thức tác động đến việc mua hàng.
Các loại người tiêu dùng:
- Loại hướng ngoại: Nhóm người tiêu dùng thích hàng hiệu, sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đa phần là đối tượng có tiền.
- Loại không quan tâm nhiều đến chất lượng: Nhóm người tiêu dùng này chỉ mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại vì đa phần bị giới hạn về ngân sách.
- Loại hình đại diện: Loại này thường mua hàng hóa và sản phẩm với số lượng lớn cho bản thân, cho đại gia đình hay tập thể cùng dùng.
- Loại cá nhân: Loại người tiêu dùng này sẵn sàng chi tiêu một số tiền lớn cho một số mặt hàng cụ thể như mỹ phẩm, đồ trang sức, quần áo…
>>> Xem thêm: Công nghệ 4.0 trong quản lý kênh phân phối
Điểm khác biệt giữa khách hàng và người tiêu dùng
Khách hàng và người tiêu dùng đều là cùng một người, có nghĩa là khi một người mua hàng hóa cho mục đích sử dụng cá nhân của mình. Nhưng chúng không phải là một và giống nhau, chúng mang những ý nghĩa khác nhau, vì vậy hãy xem bảng so sánh dưới đây để hiểu hơn về sự khác biệt.
Cơ sở so sánh | Khách hàng | Người tiêu dùng |
Định Nghĩa chung | Người mua hàng hóa hoặc dịch vụ được gọi là Khách hàng. | Người dùng cuối cùng của hàng hóa hoặc dịch vụ được gọi là Người tiêu dùng. |
Bán lại hàng hóa | Một khách hàng có thể là một thực thể kinh doanh, có thể mua hàng hóa với mục đích bán lại. | Chỉ sử dụng, không có mục đích bán lại. |
Ai Mua hàng? | Khách hàng còn được gọi là người mua | Có thể mua hoặc không, nhưng là người sử dụng hàng hóa cuối cùng |
Mục đích mua hàng | Bán lại hoặc tiêu thụ | Chỉ với mục đích tiêu dùng |
Ai thanh toán mua hàng? | Do khách hàng trả tiền, có thể mua cho mình hay mua cho người khác | Người tiêu dùng có thể không phải người mua. Ví dụ Họ được tặng quà. |
Người mua là ai? | Cá nhân hoặc Tổ chức kinh doanh | Cá nhân, Gia đình hoặc Nhóm người |
Với cuộc cách mạng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần các công cụ và công nghệ dành riêng cho Ngành để theo kịp với tốc độ nhanh và xu hướng của người dùng. Khi doanh nghiệp đã sẵn sàng để thích ứng với xu hướng công nghệ nhằm nâng tầm quản trị kênh bán hàng.
Thông tin liên hệ:
Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn