Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm tê liệt các cảng biển huyết mạch, dẫn tới gián đoạn các dịch vụ vận tải biển, khiến việc giao hàng chậm trễ và giá tăng cao. Sự lây lan của virus ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu do việc phụ thuộc lẫn nhau về nguồn cung, sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay, sự gián đoạn chuỗi cung ứng ngày càng lan rộng và nghiêm trọng, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết chuỗi cung ứng có sự liên kết, minh bạch, linh hoạt và uyển chuyển hơn trong bối cảnh toàn cầu. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu: Các nhà phân phối bán buôn có thể học được gì từ tác động của đại dịch Covid-19 và những bước nào có thể được thực hiện để giảm thiểu rủi ro đã xảy ra?
Đánh giá lại toàn bộ chuỗi cung ứng
Lập bản đồ về chuỗi cung ứng từ nguyên liệu thô đầu vào đến thành phẩm, đầu ra sản phẩm. Đánh giá rủi ro những thứ có thể và không thể để hiểu được chuỗi cung ứng thượng nguồn điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc nhất về những điểm yếu, điểm mạnh của mình. Đưa ra hướng dẫn, quy trình và quy định đánh giá rủi ro, đồng thời củng cố hành vi phù hợp của mọi thành viên trong chuỗi cung ứng.
Ví dụ một số tiêu chí để đánh giá và do lường nhà cung cấp như: đóng gói đúng quy cách, tỳ lệ hàng bị lỗi, số lượng chính xác được phân lô rõ ràng, giao hàng đúng thời hạn…
>>> Xem thêm: Tối ưu hóa chuỗi cung ứng thời hậu Covid-19
Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp nằm ở đâu?
Khi bạn đã đánh giá được mức độ đáp ứng chuỗi cung ứng đầu vào và dự đoán được thị trường tiêu thụ đầu ra, để từ đó bạn có thể thực hiện các thay đổi đối với nguồn cung ứng của mình để đa dạng hóa dựa trên vị trí địa lý. Tùy vào tình huống mà bạn có thể tìm kiếm thêm nguồn cung cấp để giảm nguy cơ gián đoạn, dù việc thay đổi hoặc thêm một nguồn có thể phát sinh thêm chi phí chung ban đầu.
Bổ sung nguồn nhân lực phù hợp
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi rất nhiều về thị trường phân phối, một số kỹ năng công việc đối với nhân viên sẽ không còn phù hợp. Do vậy, doanh nghiệp cần trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm, công cụ để nhân viên có thể đảm nhận những vị trí cao hơn trong thời gian tới.
Xây dựng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản có chuyên cao, đóng vai trò như là cột trụ của đội ngũ kinh doanh có khả năng thực hiện nhiều vai trò, nhiệm vụ khác nhau giúp doanh nghiệp giải quyết các thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đào tạo đội ngũ bán hàng cho Doanh nghiệp
Lập kế hoạch dự phòng
Doanh nghiệp cần lập ra những kịch bản để ứng phó với đại dịch Covid-19. Từ kịch bản đã lên doanh nghiệp có thể đánh giá tác động lên công tác vận hành cũng như đáp ứng nhu cầu đầu ra. Kế hoạch dự phòng cần xây dựng đầy đủ cả về mặt doanh thu, lợi nhuận và thị phần. Đảm bảo rằng bạn có kế hoạch hành động phương tiện vận chuyển và lưu trữ thay thế, nếu một sự kiện xảy ra khiến các vị trí và nguồn chính của bạn không thể sử dụng được.
Tìm kiếm công nghệ cho phép minh bạch trong chuỗi cung ứng
Kết nối và dữ liệu thời gian thực là chìa khóa để hình dung chuỗi cung ứng đầu cuối và thực hiện các thay đổi khi cần thiết. Khi công nghệ trở nên thiết thực hơn, ngày càng có nhiều ứng dụng ra đời để hỗ trợ hợp lý hóa quy trình phân phối và tối ưu hóa quản trị. Một trong những phương pháp để tối ưu quy trình phân phối là phải kể đến ứng dụng phần mềm phân phối. Hiện nay ứng dụng phân phối đóng vai trò quan trọng và có thể nói là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong ngành tiêu dùng nhanh, dược phẩm, vật tư thiết bị…
Hiện nay, vai trò của chuyển đổi số rất quan trọng và buộc các doanh nghiệp kinh doanh phân phối nếu muốn tồn tại phát triển thì phải thay đổi. Doanh nghiệp cần đánh giá và đầu tư vào công nghệ cho phép hiểu rõ thời gian thực và khả năng thích ứng với những thay đổi và đạt được thành công lâu dài hơn. Vui lòng liên hệ Apzon để biết thêm thông tin chi tiết.
Thông tin liên hệ:
Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn