Ngày nay, khi công nghệ trở nên thông minh hơn và thiết thực hơn, ngày càng có nhiều ứng dụng ra đời để hỗ trợ hợp lý hóa quy trình phân phối và tối ưu hóa quản trị. Một trong những phương pháp để tối ưu quy trình phân phối là phải kể đến ứng dụng phần mềm phân phối.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cơ bản làm chủ và ứng dụng công nghệ đã len lõi vào trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, một trong số đó phải nói đến ứng dụng phần mềm phân phối. Hiện nay ứng dụng phân phối đóng vai trò quan trọng và có thể nói là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong ngành tiêu dùng nhanh, dược phẩm, vật tư thiết bị…
Dưới đây là 8 xu hướng công nghệ mới hỗ trợ trong phân phối có thể ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của bạn trong nền kinh tế số.
1. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Các ứng dụng bao gồm các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch (scheduling), trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt.
Ngày nay, các hệ thống nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong mảng phân phối, tiêu biểu như:
- Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào tự động đánh giá hình ảnh trưng bày và cảnh báo tình trạng trưng bày có thể giúp nhân viên bán hàng làm việc hiệu quả hơn và chương trình trưng bày mang lại sức cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ.
- Áp dụng trí tuệ nhân tạo để tự động đánh giá tình trạng cạnh tranh từ đối thủ như, tự động đánh giá tình trạng trưng bày của đối thủ, từ đó đúc kết kinh nghiệm, qui tắc trưng bày của họ để đề ra phương án đối ứng linh động.
- Áp dụng trí tuệ nhân tạo để tự động kiểm tra hiện diện theo loại sản phẩm của đối thủ, từ đó có thể qui ra độ phủ của đối thủ cạnh tranh theo hình ảnh.
2. Internet vạn vật (IoT)
Internet vạn vật (Internet of Things, viết tắt IoT) là một hệ thống tương quan giữa các thiết bị máy tính, máy móc, thiết bị kĩ thuật số, các sự vật, động vật và cả con người, với điều kiện chúng có dấu hiệu nhận biết riêng biệt và khả năng truyền đạt dữ liệu mà không phụ thuộc vào sự tương tác của con người với máy tính hay giữa con người với nhau.
Tiềm năng ứng dụng của internet vạn vật (IoT) trải rộng trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, IoT đặc biệt hữu ích trong việc tăng năng suất trong quá trình hỗ trợ phân phối. Nhiều hệ thống phân phối cho phép người dùng quét các mặt hàng và theo dõi vị trí của họ về mặt địa lý và trong quy trình làm việc. Điều này giúp người dùng hình dung sự di chuyển của hàng tồn kho theo thời gian thực.
3. Internet of Behavior (IoB)
Internet of Behavior (IoB) mở rộng từ Internet of Things (IoT) là việc sử dụng dữ liệu để thay đổi hành vi. IoB là sự kết hợp của công nghệ, phân tích dữ liệu và khoa học hành vi từ nhiều nguồn, truyền thông xã hội, theo dõi vị trí, dữ liệu khách hàng.
>>> Xem thêm: Tầm nhìn công nghệ dưới góc độ nhà quản trị doanh nghiệp
4. Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Ngày nay, sự gia tăng của phần mềm phân phối dựa trên nền tảng điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập các giải pháp mọi lúc và mọi nơi. Điều này đặc biệt hữu ích trong ngành phân phối nơi mà nhân viên có thể cần xem dữ liệu không chỉ khi họ đang ngồi tại bàn làm việc ở văn phòng mà còn khi họ đang đi làm việc hoặc di chuyển trên thị trường đến từng điểm bán.
Điện toán đám mây hỗ trợ trong phân phối phải kể đến là tốc độ xử lý số liệu nhanh chóng với số lượng dữ liệu lớn, giúp doanh nghiệp không tốn quá nhiều thời gian, chi phí cho việc xử lý dữ liệu. Trước đây, Doanh nghiệp phải đồng bộ dữ liệu sau một khoảng thời gian nhưng với công nghệ iDMS tiên tiến thì có thể cập nhật dữ liệu tức thời giúp doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu mọi lúc mọi nơi.
5. Thế hệ mạng di động thứ 5 (5G)
5G là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G được xem là hệ sinh thái thân thiện hơn. Ngày nay do ảnh hưởng đại dịch Covid các doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh làm việc từ xa, hội nghị và 5G chính là lợi ích giúp việc truyền tải nhanh hơn.
Ngoài ra, dữ liệu thu thập được gửi tới nhà cung cấp từ nhân viên bán hàng thông qua 5G sẽ nhanh hơn, hàng hóa sau đó sẽ được chuyển tới địa điểm cần cũng nhanh hơn. Đây là cách mà công nghệ 5G có thể mang tới một chuỗi cung ứng nhanh hơn, hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
6. Siêu tự động hóa – Hyperautomation
Siêu tự động hóa là xu hướng công nghệ chiến lược giúp doanh nghiệp giảm thiểu quy trình thủ tục thủ công rườm rà, kém hiệu quả. Xu hướng này giúp mọi thứ có thể tự động hóa nhất là trong một tổ chức các quy trình kinh doanh được thừa kế để tạo lên một luồng dữ liệu xuyên suốt từ nhân viên bán hàng, nhà phân phối đến công ty sản xuất. Vì tự động hóa chúng giúp tiết kiệm thời gian quý báu cho nhân viên và cho phép họ tập trung vào các sáng kiến công việc có giá trị cao hơn.
>>> Xem thêm: Công nghệ 4.0 trong quản lý kênh phân phối
7. Xu hướng công nghệ trên Moblie
Xu hướng công nghệ trên Moblie được đánh giá là sẽ thống trị ngành công nghệ thông tin, vì số lượng người dùng Smartphone đang có tỷ lệ gia tăng rất cao. Xu hướng này cũng chính là cuộc cách mạng trong ngành phân phối khi nhân viên sự dụng App iDMS để đặt hàng, đồng thời cũng có thể kiểm tra kết quả làm việc của mình.
8. Anywhere Operations – điều hành hoạt động ở mọi nơi
Xu hướng này trở nên rõ ràng hơn trong đại dịch Covid-19. Về cốt lõi, mô hình hoạt động này cho phép doanh nghiệp được truy cập và làm việc ở bất kỳ đâu giúp tiết kiệm chi phí vận hành nhờ giảm thiểu về mặt bằng, trang thiết bị điện. Thêm vào, xu hướng này cho phép nhà quản lý nhận thông tin trình ký, phê duyệt nhanh chóng.
Hiện nay, vai trò của chuyển đổi số rất quan trọng và buộc các doanh nghiệp kinh doanh phân phối nếu muốn tồn tại phát triển thì phải thay đổi. Khi bạn đã sẵn sàng để thích ứng với xu hướng công nghệ nhằm nâng tầm quản trị doanh nghiệp, cải thiện mạng lưới phân phối.
Chúng tôi, Apzon IRS sẵn sàng trở thành đối tác trong hành trình đi đến thành công theo cấp số nhân của quý vị. Apzon IRS hiện đang là nhà cung cấp các giải pháp DMS, SAP Business One, POS,… đáp ứng đầy đủ cho hệ sinh thái về ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp vững bước trong chuyển đổi số.
Thông tin liên hệ:
Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn