Đối với thị trường hàng tiêu dùng nhanh, có rất nhiều mô hình phân phối đã được triển khai. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro đồng thời tối ưu hóa mạng lưới bao phủ và đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa nhanh nhất để giảm bớt nguồn vốn lưu động, giảm tải hàng tồn kho… vẫn còn là vấn đề của nhiều doanh nghiệp.
Rủi ro trong phân phối thì rất đa dạng và cũng thường xuyên thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những rủi ro trong phân phối ngành FMCG qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về thuật ngữ FMCG
FMCG là thuật ngữ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods (ngành hàng tiêu dùng nhanh), bao gồm toàn bộ các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống, có thể được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm:
- Thực phẩm chế biến.
- Đồ ăn nhanh.
- Đồ thức uống.
- Đồ bánh nướng.
- Thực phẩm tươi, đông lạnh và hàng khô.
- Các loại thuốc.
- Sản phẩm chất tẩy rửa.
- Mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân.
- Đồ dùng văn phòng: Bút bi, bút chì và bút dạ…
FMCG là tập hợp các sản phẩm thiết yếu nên nhu cầu tiêu dùng luôn ở mức cao. Do vậy, sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ riêng ở khía cạnh quảng cáo, truyền thông mà còn diễn ra hàng ngày trên từng quầy kệ trong từng siêu thị, từng cửa hiệu bán lẻ.
>>> Xem thêm: Xu hướng của ngành FMCG trong thời Covid-19
Những rủi ro thường gặp trong phân phối hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)
Rủi ro trong quản lý tài chính
Rủi ro tài chính có thể xem là rủi ro bao trùm lên mọi rủi ro vì hệ quả cuối cùng của những rủi ro, dù là phi tài chính, ít nhiều đều kéo theo những thiệt hại về tài chính.
Rủi ro về mặt chiến lược
Một chiến lược nếu thiếu phân tích kỹ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến thất bại. Ngoài ra hoạch định và thực thi chiến lược thiếu sự linh hoạt không có các bước điều chỉnh thích hợp hay doanh nghiệp không dựa trên năng lực của mình cho nên rủi ro thất bại là không thể tránh khỏi.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm phát triển chiến lược kênh phân phối
Rủi ro trong vận hành
Đó là những rủi ro về hệ thống quản lý, các chính sách, quy định, quy chế, quy trình tác nghiệp, cung cách quản lý, điều hành, sử dụng con người trong hệ thống vận hành. Một hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể tạo nhiều lỗ hổng, gây thất thoát tài sản, thiếu kiểm soát chặt chẽ có thể làm phát sinh những sai phạm dẫn đến hư hỏng, thiệt hại.
Rủi ro về sự cạnh tranh
Với thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp ngoài việc có sản phẩm tốt, giá thành tốt, thị trường tốt thì cần phải quan tâm đến yếu tố quản lý hệ thống phân phối tốt để đảm bảo việc bao phủ thị trường.
Rủi ro hàng hóa không đủ để bán
Khi hàng hóa không đảm bảo đủ trên kệ thì khách hàng sẽ dễ dàng chuyển sang sử dụng hàng của đối thủ cạnh tranh, có nhiều nguyên nhân xảy ra như:
- Bộ phận sản xuất không đáp ứng kịp
- Bộ phận Logistics chưa tốt
- Thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận
- Thông tin còn rời rạc trong chuỗi cung ứng vẫn còn nhiều nút thắt
- Hệ thống phân phối công ty còn tồn tại nhiều cửa hàng ảo
- …
Rủi ro để hàng tồn kho quá nhiều
Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh có rất nhiều sản phẩm, tồn kho quá nhiều thường rơi vào những mặt bán được ít. Nhiều nguyên nhân dẫn đến là do Doanh nghiệp chưa kiểm soát được thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, chưa kiểm soát hoặc phân bổ chương trình khuyến mãi phù hợp cho từng vùng miền.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn quản lý theo truyền thống chưa ứng dụng công nghệ vào việc quản lý dẫn đến thông tin cập nhật quá chậm và thiếu chính xác.
>>> Xem thêm: Công nghệ 4.0 trong quản lý kênh phân phối
Rủi ro trong việc kiểm soát giá bán
Xây dựng giá bán, phân chia khu vực giữa các nhà phân phối, kiểm soát đại lý trực thuộc…để tối ưu chuỗi cung ứng tránh việc cạnh tranh, phá giá.
Rủi ro trong việc kiểm soát ngân sách khuyến mãi
Rủi ro lớn của doanh nghiệp là không kiểm soát tốt các chương trình khuyến mãi hoặc chưa có sự phân bổ hợp lý. Việc không kiểm soát quà tặng tới tay người tiêu dùng theo chương trình mà công ty đề ra đó là sự lãng phí và thất thoát về ngân sách.
Rủi ro hàng trưng bày thiếu chuyên nghiệp
Hàng hóa trên kệ là yếu tố quan trọng để kích thích người tiêu dùng mua hàng. Do vậy, trưng bày hàng hóa được xem là bí quyết thành công trong ngành bán lẻ.
>>> Xem thêm: Bí quyết trưng bày hàng hóa trong ngành bán lẻ
Rủi ro đến từ việc quản lý đội ngũ bán hàng không chặt
Hiện nay, đa số công ty về ngành hàng tiêu dùng có mạng lưới phân phối lớn phủ rộng khắp cả nước song song đó thì nhân viên của họ cũng đến từ vài trăm đến hàng ngàn người. Việc quản lý đội ngũ bán hàng cũng là một thách thức trong phân phối hàng tiêu dùng.
Thách thức với doanh nghiệp quản lý truyền thống khi họ nhận thông tin, báo cáo từ nhân viên chủ yếu bằng niềm tin, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều “chiêu trò” của nhân viên sales. Ngày nay, việc quản lý cũng đơn giản hơn khi có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào việc quản lý kênh phân phối bán hàng (iDMS).
Rủi ro đến từ nhân viên bán hàng lâu năm nghỉ việc
Hiện nay tình trạng nhân viên vào và ra đối với ngành bán hàng rất nhiều điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc khách hàng, doanh số bán hàng của Doanh nghiệp. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp công ty giải quyết bài toán này, nhân viên mới chỉ cần vài tiếng cập nhật là có thể tiếp tục công việc của nhân viên cũ.
Thông tin được thừa hưởng trên app bán hàng như: Tuyến bán hàng, danh sách đại lý, công nợ, lịch sử đặt hàng từng đại lý, phạm vi bán hàng….Tất cả đều được quản trị và phân quyền từ Admin (Head Office).
Rủi ro quản lý nhà phân phối không chặt chẽ
Khi mà chương trình khuyến mãi của công ty đã chạy nhưng mãi không đến tay người tiêu dùng, đây là một rủi ro cho Doanh nghiệp. Lượng hàng cần đẩy đi thì vẫn còn mà số liệu báo cáo từ nhà phân phối thì luôn luôn đẹp.
Khi công nghệ giúp doanh nghiệp có những con số báo đúng theo thời gian thực từ nhà phân phối thì đây là việc mà doanh nghiệp cần cân nhắc để có sự đầu tư phù hợp vì trong tương lai dữ liệu khách hàng mới chính là nhiên liệu cho doanh nghiệp.
>>> Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý nhà phân phối trong lĩnh vực FMCG
Rủi ro thiếu công cụ quản lý phân phối & bán hàng
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp vẫn quản lý đội ngũ bán hàng theo phương án truyền thống, chưa có sự đầu tư giải pháp quản lý phân phối hoặc đã đầu tư rồi mà chưa hiệu quả dẫn đến kết quả chưa được mong muốn.
Nếu bạn cần một giải pháp đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho chuyển đổi số và có đầy đủ các công cụ hỗ trợ giải quyết các thách thức hiện nay cho ngành phân phối hàng tiêu dùng nhanh việt nam. Hãy liên hệ Apzon để biết thêm về giải pháp iDMS – Quản trị kênh phân phối.