Chuỗi cung ứng là một quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp thông qua việc lưu trữ và vận chuyển đi đến nhà sản xuất, rồi lại từ nhà sản xuất biến đổi các yếu tố đầu vào đó thành yếu tố đầu ra của sản phẩm di chuyển và lưu trữ sản phẩm tới nhà phân phối. Và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng.
Vì vậy hiệu quả của quản lý chuỗi cung ứng đóng một vai trò thiết yếu đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến chuỗi cung ứng.
Hiện đại hóa hệ thống quản trị
Khi phát triển kinh doanh bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho các quyết định mang tính chiến lược và quan trọng hơn là tìm kiếm các thông tin và xem xét chúng. Các hệ thống về bán hàng, tồn kho, quản lý nhà cung cấp, kế toán không được tích hợp chắc chắn hiệu suất làm việc của công ty bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, Khi cần tìm các thông tin như chi tiết đặt hàng và giao hàng của từng khách hàng, số tồn kho có thể hứa bán cho khách hàng…sẽ tốn rất nhiều thời gian. Thông tin không kịp phản hồi cho khách hàng của bạn, gây trì trệ cho toàn bộ hệ thống và ảnh hưởng đến việc phát triển doanh nghiệp và cạnh tranh.
Ứng dụng công nghệ vào vận hành và quản lý chuỗi cung ứng
Hoạt động kinh doanh nếu không quản lý chặt chẽ sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề hệ lụy. Áp dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu tối đa sai sót thông tin; hạn chế sự phụ thuộc vào báo cáo, con người; tiết kiệm thời gian.
Ứng dụng công nghệ giúp kiểm soát theo thời gian thực: các thông tin về doanh số, số lượng hàng hóa, báo cáo nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất, cung cấp dịch vụ.
>>> Xem thêm: 12 lợi ích khi sử dụng hệ thống quản lý phân phối trong doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập thông tin về thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh doanh như; khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng, giá bán hợp lý, đối thủ cạnh tranh…
Việc thu thập và phân tích thông tin đóng vai trò quan trọng, điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin thị trường về đối thủ cạnh tranh về hoạt động doanh nghiệp để từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng.
Tích hợp một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất
Tầm nhìn toàn cảnh về bán hàng, tài chính, mua hàng, quản lý kho hàng, sản xuất cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định vững chắc, nhờ đó nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp và đạt đến một trình độ quản lý mới.
Xây dựng mạng lưới phân phối
Xây dựng mạng lưới phân phối hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp chinh phục thụ trường. Do vậy, doanh nghiệp cần qua các bước như:
- Nghiên cứu lựa chọn thị trường mục tiêu
- Lựa chọn phương pháp tiếp cận thị trường
- Lên kế hoạch quản lý kênh phân phối
- Đầu tư bộ máy nhân sự
>>> Xem thêm: Tại sao quản lý chuỗi cung ứng lại cần thiết?
Kiểm soát tồn kho
Nhiều doanh nghiệp cho rằng chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà kho và kết thúc khi hàng hóa, sản phẩm đến được kệ trên cửa hàng. Tuy nhiên, kiểm soát tồn kho mới là vấn đề cốt lõi, vì nhu cầu khách hàng thay đổi nên lượng hàng dự đoán cho việc dữ trữ cần phải tính đến.
Quản lý hàng tồn kho cần phải quản lý cả về số lượng và giá trị hàng hóa:
- Quản lý hàng tồn kho bằng mã vạch.
- Kiểm kho định kỳ.
- Quản lý hàng hóa xuất – nhập – tồn.
- Xây dựng quy trình kiểm kho cho doanh nghiệp.
Kinh doanh trên nền tảng di động
Bùng nổ công nghệ thông tin và xu thế phát triển của kinh tế số hiện nay, kinh doanh trên nền tảng di động đang trở thành xu thế chung trên thế giới. Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý để gia tăng việc tiếp thị, quảng cáo đúng đối tượng và bán hàng được hiệu quả.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn và doanh nghiệp của mình sẽ tìm ra được những giải pháp phù hợp cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình. Truy cập vào đây để xem thêm những bài viết hữu ích khác.
Thông tin liên hệ:
Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn