Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đã phải chịu đựng những thay đổi đáng kể trong mô hình hoạt động gần hai năm qua bởi cuộc khủng hoảng bất ổn về xã hội và biến động nền kinh tế do ảnh hưởng Covid-19. Để thích ứng với tình hình các doanh nghiệp SMEs bắt buộc phải hạn chế về nguồn lực đồng thời cố gắng xoay mình để duy trì hoạt động doanh nghiệp.
Trong số đó thì cũng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thành công trong việc vượt qua những thời điểm khó khăn và đã tự điều chỉnh, sẵn sàng cho sự phát triển trong tương lai. Trong một thế giới ngày càng khó đoán, các nhà lãnh đạo SMEs đang tăng tốc đầu tư vào công nghệ, tìm kiếm công nghệ để giúp doanh nghiệp của họ tồn tại ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.
Để giữ cho sự ổn định và phát triển, đa số SMEs đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ quản lý bán hàng và dịch vụ khách hàng trong năm qua. Dưới đây là 10 xu hướng, nhận định từ lãnh đạo của các doanh nghiệp SMEs thời Covid-19.
1. Để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, hãy bắt đầu với trải nghiệm của nhân viên
Đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã cung cấp và sắp xếp việc làm linh hoạt cho nhân viên trong thời kỳ đại dịch. Các doanh nghiệp đang phát triển có nhiều khả năng cung cấp cho nhân viên sự linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp trì trệ, sa sút.
Vì các lãnh đạo nhận ra rằng: lợi ích của trải nghiệm nhân viên là động lực để nhân viên làm việc hiệu quả hơn, gắn bó hơn, tăng chất lượng công việc và cải thiện quan hệ khách hàng. Mặt khác, cũng phải nhìn nhận rằng khi nền kinh tế tốt thì sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm những nhân tài thì rất khó khăn.
2. Lịch làm việc linh hoạt và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhân viên
Khi đại dịch vẫn tiếp diễn, các nhân viên đang bày tỏ kỳ vọng về các biện pháp an toàn mới tại nơi làm việc. Họ cũng mong đợi lịch trình và địa điểm làm việc linh hoạt. Niềm tin phải là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để các công ty có được lòng trung thành và sự cam kết của cả nhân viên và khách hàng. Đối với Khách hàng, họ có kỳ vọng lớn hơn, mức độ tin cậy hơn khi nhìn thấy hành động của công ty trong thời kỳ khủng hoảng.
>>> Xem thêm: Bật mí chìa khóa giúp doanh nghiệp SMEs phục hồi sau đại dịch
3. Sử dụng công nghệ để làm sâu sắc thêm mối quan hệ với khách hàng
Trong nền kinh tế phi tập trung hoặc nền kinh tế ưu tiên kỹ thuật số, các doanh nghiệp đang dựa vào công nghệ để cải thiện sự tương tác của khách hàng. Theo báo cáo, thương mại điện tử là một ví dụ điển hình. Hầu hết các khách hàng mong đợi các giao dịch trực tuyến.
Song song với sự phát triển của thương mại điện tử, gần như tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tập trung vào bảo mật dữ liệu và thực hiện các hành động để đảm bảo thông tin của khách hàng được an toàn.
4. Các nhà lãnh đạo SMEs đang chuyển hoạt động kinh doanh sang trực tuyến
Phần lớn các SME đã có ít nhất một số hoạt động trực tuyến. Trong số đó, gần như tất cả đã chuyển một phần hoạt động sang trực tuyến trong năm qua. Tùy vào ngành nghề, nhưng đa số SME đã tăng cường sự hiện diện trực tuyến của họ trong thời gian xảy ra đại dịch.
Trong vài năm gần đây, các cơ sở bán hàng truyền thống, các trung tâm siêu thị không còn là giải pháp duy nhất và có sức hút đối với người tiêu dùng, mà người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn rất tiện tích đó là mua sắm trực tuyến thông qua nền tảng thương mại điện tử.
5. Ưu tiên ứng dụng kỹ thuật số vào doanh nghiệp
Con đường để tăng trưởng là thông qua các kênh tương tác kỹ thuật số. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển nói rằng doanh nghiệp của họ sống sót sau đại dịch là nhờ số hóa. Và trong thời kỳ thay đổi, các SME đang phát triển đang tăng tốc đầu tư công nghệ.
Động lực hàng đầu của họ là tăng năng suất, cải thiện sự nhanh nhẹn trong kinh doanh và tăng cường bảo mật dữ liệu. Dịch vụ khách hàng, bán hàng, tiếp thị và quản lý kênh phân phối đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cho các doanh nghiệp SMEs đang phát triển.
>>> Xem thêm: Bỏ túi 13 bí quyết chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs
6. Sử dụng những nền tảng công nghệ tiên tiến nhất
Các lãnh đạo SME nói rằng doanh nghiệp của họ không thể sống sót sau đại dịch nếu không sử dụng công nghệ. Các lĩnh vực tập trung hàng đầu để áp dụng công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển là: dịch vụ khách hàng, tiếp thị qua email, thương mại điện tử, xây dựng quy trình bán hàng và quản lý kênh phân phối.
7. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng là ưu tiên hàng đầu
Ngoài việc tăng tốc đầu tư vào công nghệ, các doanh nghiệp SMEs đang phát triển có nhiều khả năng hơn là những doanh nghiệp trì trệ / từ chối sử dụng các công nghệ như phần mềm dịch vụ khách hàng, phần mềm tiếp thị qua email và phần mềm thương mại điện tử, phần mềm quản lý kênh phân phối, đội ngũ bán hàng.
8. Đầu tư vào các dịch vụ không tiếp xúc như một khả năng lâu dài
Các nhà lãnh đạo SME cho rằng những thay đổi mà họ đã thực hiện như khởi xướng nhiều hoạt động nhằm giảm các điểm tiếp xúc, điều này cũng sẽ có lợi cho họ trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện những thay đổi này bởi kinh tế hoặc dịch vụ phi tiếp xúc được thúc đẩy bởi công nghệ kỹ thuật số như 5G, nền tảng đám mây, AI… và nhu cầu người tiêu dùng như là sự tiện lợi, nâng cao nhận thức về sức khỏe và an toàn.
Ví dụ như phân khúc trải nghiệm mua sắm thực tế ảo, mua sắm trực tiếp không tiếp xúc, mua sắm qua sàn thương mại điện tử và nhóm khách hàng muốn trải nghiệm mà không cần đến cửa hàng.
9. Áp dụng mô hình kinh doanh làm việc từ mọi nơi
Về lâu dài, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch để nhân viên làm việc từ xa ít nhất một nửa thời gian, nhưng một tỷ lệ tương tự sẽ có trường hợp nhân viên làm việc trực tiếp, việc sắp xếp này thì tùy theo mỗi ngành. Các doanh nghiệp SMEs trong ngành du lịch – khách sạn và sản xuất có nhiều khả năng có nhân viên làm việc trực tiếp hơn so với ngành công nghệ, nơi các SMEs có nhiều khả năng làm việc từ xa.
10. Tìm kiếm một số kỹ năng và đặc điểm cụ thể trong thời kỳ chuyển giao sắp tới
Những đặc điểm đó bao gồm kiến thức thị trường, kỹ năng giải quyết vấn đề và linh hoạt và nhanh nhẹn. Năm đặc điểm hàng đầu để điều hành một doanh nghiệp thành công trong năm tới là: kiến thức thị trường, kỹ năng giải quyết vấn đề, linh hoạt và nhanh nhẹn, tư duy đổi mới và kỹ năng lãnh đạo tốt.
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, hỗ trợ 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tối thiểu 100 nghìn doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ. Tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ trở thành điển hình về chuyển đổi số và thiết lập đội ngũ chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số. Trong đó ưu tiên triển khai các nền tảng ứng dụng tập trung (ERP), quản lý kênh phân phối số hóa quy trình bán hàng, dùng chung kết nối chia sẻ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu và tự động hóa quy trình hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả làm việc.
Để biết thêm chi tiết về các giải pháp quản trị doanh nghiệp, quản lý phân phối, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.