Nắm vững những khác biệt giữa đại lý và nhà phân phối

Hiện nay, thị trường Việt nam là nơi mà kênh truyền thống vẫn chiếm trọng số rất lớn trong tất cả các kênh phân phối. Mặt khác, do ngành phân phối của Việt nam chưa mạnh và chuyên nghiệp nên xảy ra hiện tượng chồng lấn giữa phân phối và bán lẻ. Do vậy, việc hiểu về kênh phân phối và nắm rõ vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố để doanh nghiệp phân phối thành công.

Dưới đây là một số đặc điểm về so sánh sự khác nhau giữa đại lý và nhà phân phối đối với mô hình kênh phân phối truyền thống.

Đại lý bán hàng là gì?

Đại lý bán hàng

Đại lý bán hàng là người trung gian giữa doanh nghiệp hay nhà phân phối và người tiêu dùng, có quyền thay mặt cho nhà sản xuất để bán sản phẩm. Đại lý thường là các cửa hàng nhỏ, hộ gia đình hay thành phần khác. Họ thường nhận hàng hóa từ nhà phân phối, có khi là nhận hàng trực tiếp từ doanh nghiệp. 

Có 2 loại đại lý chính là đại lý độc quyền hoặc đa quyền. Đại lý độc quyền là đại lý chỉ có bán sản phẩm duy nhất của một doanh nghiệp. Đại lý đa quyền là đại lý có thể bán nhiều mặt hàng của các doanh nghiệp khác.

Nhà phân phối là gì?

Nhà phân phối được hiểu là một đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm từ công ty/ nhà sản xuất đến các đại lý và người tiêu dùng. Ngoài ra, nhà phân phối còn mua hàng từ công ty/ nhà sản xuất về lưu trữ trong kho của mình rồi bán lại cho các đại lý, điểm bán lẻ, người tiêu dùng.

Nhà phân phối

>>> Xem thêm: Đâu là chìa khóa vàng cho nhà phân phối bán buôn?

Tất tần tật về sự khác biệt giữa đại lý và nhà phân phối

Cơ sở để so sánhĐại lý bán hàngNhà phân phối
Định nghĩaMột người hoặc một tổ chức kinh doanh mua và bán hàng hóa từ nhà phân phối và bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối.Một người hoặc một tổ chức kinh doanh có liên quan đến việc cung cấp hàng hóa cho các đại lý và các doanh nghiệp khác được gọi là nhà phân phối.
Mô hình hoạt độngĐại lý là người trung gian giữa người phân phối hàng hóa và người tiêu dùngNhà phân phối là trung gian giữa nhà sản xuất và các đại lý của họ.
Phạm vi hoạt độngPhạm vi hoạt động nhỏ thường là trong một thôn, xã, quận, Huyện. (tùy vào mỗi chính sách công ty và ngành nghề)Phạm vi hoạt động lớn thường là trong 1 tỉnh, miền hoặc lớn hơn
Tư cách pháp nhânKhông nhất thiếtPhải có pháp nhân theo luật pháp Việt Nam
Quan hệ mua bánNhà phân phối và người tiêu dùngNhà sản xuất và đại lý
Doanh sốChỉ tiêu doanh số nhỏ or không cần.Cam kết chỉ tiêu doanh số lớn tùy vào yêu cầu của mỗi công ty.
Cạnh tranhCạnh tranh caoCạnh tranh vừa phải
Mặt bằng – cửa hàngCần có cửa hàng để kinh doanhKhông nhất thiết phải có cửa hàng
KhoKhông nhất thiết phải có kho, khi cần gọi NPP cung cấp.Bắt buộc phải có kho để chứa hàng hóa
Hàng tồn khoKhông cần phải lưu trữ quá nhiềuLuôn đảm bảo lượng hàng tồn kho lớn để đáp ứng nhu cầu của các đại lý tuyến dưới.
Bộ phận điều hành quản lýNgười bán và người giao hàngKế toán, kho, đội vận chuyển, đội bán hàng…
Điều kiện trở thành đại lý/ nhà phân phốiDễ, không yêu cầu quá nhiềuKhó, cần đáp ứng các tiêu chí từ công ty, nhà sản xuất.
Yêu cầu tiềm lực tài chínhKhông cần quá nhiềuCần nhiều (tùy thuộc vào độ phủ)
Yêu cầu về kinh nghiệmKhông cần kinh nghiệmCần có kinh nghiệm
Nhân viên kinh doanh riêngKhông cầnCần thiết mục đích để chăm sóc các đại lý
Quyền lợi (tùy vào mỗi công ty)Thông tin đại lý được xuất hiện trên Website công tyNPP được cung cấp phần mềm quản lý

Chìa khóa để mở rộng cơ sở khách hàng thành công nằm ở việc xây dựng kênh phân phối phù hợp với ngành nghề và tìm được những người thích hợp để cộng tác với doanh nghiệp trên thị trường. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần tìm giải pháp phù hợp và ứng dụng công nghệ vào quản lý kênh phân phối, để giúp quản lý dữ liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và các điểm bán lẻ.

Vui lòng liên hệ Apzon IRS để biết thêm thông tin chi tiết.