Xu hướng ứng dụng hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng

Trong thời kỳ phát triển thì khoa học công nghệ chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong guồng máy vận hành của doanh nghiệp và hệ thống thông tin được xem là công cụ tất yếu để hỗ trợ trong chuỗi cung ứng. Dưới đây là 13 xu hướng ứng dụng hệ thống thông tin phổ biến trong chuỗi cung ứng và được mô tả ngắn gọn ở một khía cạnh nhất định.

Giải thích các thuật ngữ

Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức trong đó gồm: con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Quản trị chuỗi cung ứng là quản lý cả cung và cầu cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp như; quản lý hậu cần, quản lý nguồn cung ứng, quản lý sản xuất và cả hoạt động trong chuỗi cung ứng.

Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin. Hệ thống thông tin tạo ra dòng chảy nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh chóng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trong quản lý kinh doanh, duy trì sức mạnh của tổ chức và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Quản lý chuỗi cung ứng

>>> Xem thêm: Tối ưu hóa chuỗi cung ứng thời hậu Covid-19

13 xu hướng ứng dụng hệ thống thông tin phổ biến trong chuỗi cung ứng

1. Cloud Hosting

Cloud hosting một ứng dụng từ công nghệ điện hóa đám mây có chức năng cung cấp cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp như server ảo, host data, network.. là dịch vụ lưu trữ trang web trên máy chủ Windows hoặc Linux sử dụng công nghệ điện toán đám mây.

Nguyên lý hoạt động của Hosting này là nhờ sử dụng hệ thống máy chủ Cloud trên nền tảng công nghệ đám mây (cloud computing) từ các hãng máy chủ lớn trên thế giới kết hợp cùng hệ thống lưu trữ Cloud Storage, có tác dụng lưu trữ thông tin khổng lồ mà còn có độ bảo mật cao.

2. Software as a Service (SaaS)

Software as a service (SaaS) là một dạng điện toán đám mây, được hiểu là mô hình phân phối các dịch vụ ứng dụng phần mềm, phổ biến theo hình thức dịch vụ ứng dụng phần mềm. Trong đó, nhà cung cấp chỉ bán dịch vụ sử dụng trên phần mềm chứ không bán phần mềm. Có thể hiểu đơn giản là, các nhà cung cấp phần mềm phát triển ứng dụng phần mềm trên web, sau đó cho phép khách hàng sử dụng nó qua Internet và trả một khoảng phí nhất định.

3. Transportation Management System (TMS)

TMS – Transportation Management System là một hệ thống quản lý hoạt động vận tải, lập kế hoạch, thực hiện và tối ưu hóa các việc vận chuyển hàng hóa. TMS còn được biết đến như là một giải pháp cho phép người dùng quản lý và tối ưu hoá các hoạt động của quy trình vận chuyển hàng hoá, để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí vận chuyển.

4. Warehouse Management System (WMS)

Apzon IRS: Quản lý kho với SAP B1

Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) bao gồm phần mềm và quy trình cho phép các tổ chức kiểm soát và quản lý hoạt động kho hàng từ khi hàng hóa hoặc nguyên vật liệu nhập kho cho đến khi chuyển đi.

Mục đích của WMS là giúp đảm bảo rằng hàng hóa và vật liệu di chuyển qua các kho một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Còn các nhà kho đóng vai trò trung tâm của hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng vì chúng chứa tất cả nguyên liệu được sử dụng hoặc sản xuất trong các quá trình đó, từ nguyên liệu thô đến thành phẩm.  

5. Warehouse Execution System (WES)

Hệ thống thực thi kho hàng (WES) là một giải pháp phần mềm hỗ trợ tối ưu tất cả các quy trình diễn ra bên trong trung tâm phân phối. Giải pháp giúp đồng bộ tất cả các nguồn lực của kho như; thiết bị, thiết bị xử lý vật liệu và nhân viên. Ngoài ra, WES còn linh hoạt khi có một sự thay đổi trong một phần của quy trình thì hệ thống sẽ sắp xếp lại các công việc để đẩy nhanh quá trình.

>>> Xem thêm: Tại sao quản lý chuỗi cung ứng lại cần thiết?

6. Labor Management System (LMS)

Hệ thống quản lý lao động (LMS) là giải pháp bao gồm các công cụ cung cấp báo cáo và giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tốt hơn cho công việc hàng ngày và các quy trình để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Các công cụ này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc báo cáo năng suất lao động và giúp phân tích các đơn vị lao động và đơn vị thời gian để cho phép theo dõi các thay đổi.

7. Yard Management System (YMS)

Hệ thống quản lý bãi (YMS) là một giải pháp phần mềm được thiết kế để giám sát chuyển động của xe kéo trong bãi của một cơ sở, trung tâm phân phối hoặc nhà kho. Là cầu nối giữa vận chuyển và kho hàng, phần mềm quản lý bến bãi của bạn có thể tạo ra những cơ hội quý giá cho sự nhanh nhẹn và hiệu quả.

Hệ thống này có thể cung cấp cho các nhà điều hành kho thông tin thời gian thực về vị trí của những thứ khác nhau này cho dù ở trong bãi hay ngoài sàn nhà kho. Với thông tin này luôn được cập nhật và cập nhật, nhân viên bãi có thể dễ dàng và hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm pallet, máy móc và các hàng hóa khác trong bãi nhằm nỗ lực sắp xếp hợp lý hơn việc di chuyển của các mặt hàng và con người trong bãi.

8. Supplier Relationship Management system (SRM)

Mối quan hệ với nhà cung cấp

Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp (SRM) là phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch chiến lược và quản lý tất cả các tương tác với các công ty bên thứ ba cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp nhằm tối đa hoá giá trị của những tương tác đó.

Ngoài ra nó còn giúp cho việc đánh giá có hệ thống, trên toàn doanh nghiệp về sức mạnh và khả năng của nhà cung cấp đối với chiến lược kinh doanh tổng thể, xác định những hoạt động cần tham gia với các nhà cung cấp khác nhau, lập kế hoạch và thực hiện tất cả các tương tác với nhà cung cấp, trong một phối suốt vòng đời của mối quan hệ , để tối đa hóa giá trị nhận được thông qua những tương tác đó. Mục đích của SRM là hợp lý hóa và hiệu quả hơn các quy trình giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp.

>>> Xem thêm: Tầm nhìn công nghệ dưới góc độ nhà quản trị doanh nghiệp

9. Customer Relationship Management system (CRM)

Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là một quá trình trong đó một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác quản lý các tương tác của mình với khách hàng, thường sử dụng phân tích dữ liệu để nghiên cứu một lượng lớn thông tin.

Hệ thống CRM tổng hợp dữ liệu từ một loạt các kênh truyền thông khác nhau, bao gồm trang web của công ty, điện thoại, email, trò chuyện trực tiếp, tài liệu tiếp thị và gần đây là mạng xã hội. Chúng cho phép các doanh nghiệp tìm hiểu thêm về đối tượng mục tiêu và cách đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của họ, do đó giữ chân khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh số.

10. Contract Management System (CMS)

Hệ thống quản lý hợp đồng (CMS) là một ứng dụng dựa trên web, intenet được thiết kế để cho phép các khách hàng phát triển các hợp đồng của họ trực tuyến; bao gồm tính năng chữ ký điện tử, gửi thông tin yêu cầu tài chính theo phương thức điện tử, phát triển các sửa đổi ngân sách khi cần thiết và lấy thông tin về tình trạng thanh toán, theo dõi tiến độ hợp đồng và hơn thế nữa.

11. Manufacturing Resource Planning system (MRP)

Hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP) được định nghĩa là một phương pháp để hoạch định hiệu quả tất cả các nguồn lực của một công ty sản xuất. Là một hệ thống thông tin tích hợp được sử dụng bởi các doanh nghiệp. Hệ thống được thiết kế để tập trung, tích hợp và xử lí thông tin để đưa ra quyết định hiệu quả trong việc lập kế hoạch, thiết kế kỹ thuật, quản lý hàng tồn kho và kiểm soát chi phí trong sản xuất.

12. Enterprise Resource Planning system (ERP)

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một quy trình được các công ty sử dụng để quản lý và tích hợp các bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp của họ. Nhiều ứng dụng phần mềm ERP rất quan trọng đối với các công ty vì chúng giúp họ thực hiện hoạch định nguồn lực bằng cách tích hợp tất cả các quy trình cần thiết để vận hành công ty của họ với một hệ thống duy nhất. Hệ thống phần mềm ERP cũng có thể tích hợp lập kế hoạch, mua hàng tồn kho, bán hàng, tiếp thị, tài chính, nguồn nhân lực.

13. Distribution Management System (DMS)

Apzon IRS: Giải pháp iDMS

Distribution Management System (DMS) là giải pháp quản lý hệ thống phân phối, được xem là công cụ hỗ trợ, giám sát sự di chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến các nhà phân phối và điểm bán lẻ.

DMS phù hợp cho mọi doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa, có đội ngũ bán hàng trên thị trường dù ở quy mô nào. DMS giúp  kết nối các thành viên trong kênh phân phối từ Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Đại lý/ điểm bán lẻ đến cả nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng, Giám đốc bán hàng.

Internet cùng với công nghệ hiện đại đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Khi bạn đã sẵn sàng để thích ứng với xu hướng này, chúng tôi, Apzon IRS, sẵn sàng trở thành đối tác trong hành trình đi đến thành công của Quý Vị. Liên hệ Apzon IRS để biết thêm chi tiết.