Phát triển chiến lược kênh phân phối là việc doanh nghiệp đề ra các kế hoạch, mục tiêu và sử dụng các kênh khác nhau nhằm mục đích bán sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Thất bại của doanh nghiệp là chưa tạo được chiến lược phân phối hiệu quả nói đúng hơn là chưa tìm đúng nơi phù hợp mà họ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Thực hiện phương pháp phân phối hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn là chìa khóa để đạt được doanh thu và giữ được lòng trung thành của khách hàng.
Dưới đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ những hoạt động thực tế mà idms.vn muốn chia sẻ đến quý bạn đọc:
1. Nghiên cứu khách hàng và phân tích đối thủ
Đầu tiên, bạn nên tiến hành thực hiện những công việc dưới đây trước khi phát triển chiến lược kênh phân phối:
- Tạo hồ sơ khách hàng: Chi tiết bằng cách sử dụng nhân khẩu học như tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập và trình độ học vấn.
- Tiến hành nghiên cứu thị trường: Để xác định nơi khách hàng thường mua sắm nhất.
- Phân tích nơi đối thủ của bạn bán hàng: Để học và rút ra bài học thực tế.
- Nghiên cứu thông tin trên trang mạng xã hội: Tìm kiếm các thông tin của các hiệp hội thương mại trong ngành để có báo cáo nghiên cứu.
2. Liệt kê các kênh phân phối và chi phí mỗi kênh
- Liệt kê các kênh bán lẻ tiềm năng có sẵn cho bạn. Bao gồm cửa hàng, siêu thị, các nhà phân phối, đại diện bán hàng.
- Các trang web bán hàng và trang mạng xã hội.
- Đặt hàng qua trang thương mại điện tử và các nhà tiếp thị qua điện thoại.
- Tạo danh sách các chi phí, bao gồm cả hậu cần, sử dụng cho mỗi kênh.
- Quan trọng là tính đến thời gian của nhân viên, chi phí vận chuyển và giao hàng, hoa hồng, chi phí khuyến mãi tại cửa hàng và ai sẽ xử lý việc trả hàng.
>>> Xem thêm: Công nghệ 4.0 trong quản lý kênh phân phối
3. Tính toán và xếp hạng các kênh phân phối
- Xếp hạng danh sách các kênh bán lẻ của bạn theo thứ tự chi phí, khối lượng bán hàng tiềm năng và tỷ suất lợi nhuận tiềm năng.
- Tính toán cái nào sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận cao nhất.
- Một kênh phân phối bán lẻ có doanh số cao có thể khiến bạn phải trả nhiều hơn khi bán từng đơn vị điều này mang lại cho bạn lợi nhuận nhỏ hơn.
- Nếu bán hàng qua Internet sẽ yêu cầu bạn thêm chi phí thực hiện đơn hàng, nguyên vật liệu vận chuyển, thời gian của nhân viên, bưu phí.
- Bán thông qua một nhà bán lẻ sẽ loại bỏ các chi phí này nhưng lại yêu cầu trả lại hàng.
4. Thu hẹp và phân tích các kênh phân phối phù hợp
- Thu hẹp danh sách kênh bán mà bạn cho rằng tối đa hóa cơ hội để tạo ra lợi nhuận lớn nhất.
- Phân nhóm kênh phân phối.
- Phân tích kênh phân phối để hiểu sâu và rõ hơn về cách vận hành kênh.
>>> Xem thêm: Gia tăng doanh số với chiến lược phân phối được tối ưu hóa phần 1
5. Thử nghiệm và lựa chọn kênh phân phối tối ưu nhất
- Thử nghiệm tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn bằng nhiều kênh trước khi bạn cam kết với một hoặc hai lựa chọn hoặc trước khi bạn ký hợp đồng dài hạn.
- Theo dõi kết quả, bao gồm khối lượng bán hàng, chi phí thực hiện và tỷ suất lợi nhuận.
- Sau phân tích và thử nghiệm thì sẽ chọn kênh để ưu tiên nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Cuối cùng là xây dựng chiến lược phát triển kênh phân phối.
Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ tại cổng thông tin: https://idms.vn/lien-he/ hoặc qua thông tin bên dưới. Trân trọng cám ơn!
Thông tin liên hệ:
Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn