Tại sao quản lý chuỗi cung ứng lại cần thiết?

Quản lý chuỗi cung ứng là một hệ thống được được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, từ việc lấy nguyên liệu, sản xuất và cung cấp thành phẩm cho khách hàng. Một hệ thống quản trị chuỗi cung ứng lý tưởng sẽ tối ưu hóa chức năng hoạt động một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ là một quá trình nhằm giảm chi phí ngân sách hoặc tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn trong một tổ chức mà còn bao gồm sự liên kết chiến lược của các quy trình kinh doanh đầu-cuối để nhận diện thị trường, các giá trị kinh tế, cũng như mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ kinh doanh của họ.

Trong thời gian gần đây, kỷ nguyên của thời đại kỹ thuật số đã mang lại sự biến đổi cho ngành thương mại. Chỉ hai mươi năm trước, những quá trình này rất gian khổ, tốn nhiều công sức, thời gian. Ngày nay, các hệ thống tự động và truyền thông tốc độ cao đã mở đường cho việc quản trị chuỗi cung ứng và nhu cầu ngày càng tăng của nó.

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý phân phối iDMS – Sức bật mới cho ngành dược

Tại sao quản lý chuỗi cung ứng lại quan trọng như vậy?

Quản lý tốt chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh

Ngày nay, quản lý chuỗi cung ứng đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và là yếu tố cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng như sự hài lòng của khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng có khả năng thúc đẩy dịch vụ khách hàng, giảm chi phí vận hành và cải thiện tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nhưng điều này hoạt động như thế nào?

Cải Thiện Dịch Vụ Khách Hàng

  • Khách hàng mong đợi nhận được sản phẩm với số lượng chính xác và đúng thời điểm.
  • Sản phẩm cần phải có sẵn. Sự hài lòng của khách hàng sẽ bị giảm sút nếu cửa hàng không có sẵn hàng hóa trong kho.
  • Việc theo dõi hỗ trợ sau khi bán hàng phải được thực hiện nhanh chóng.

Giảm chi phí vận hành

  • Giảm chi phí mua hàng – Các nhà bán lẻ phụ thuộc vào chuỗi cung ứng để nhanh chóng phân phối các sản phẩm đắt tiền nhằm tránh tình trạng tồn kho.
  • Giảm chi phí sản xuất – Bất kỳ sự chậm trễ nào trong sản xuất có thể khiến một doanh nghiệp mất hàng chục nghìn đô la. Yếu tố này làm cho việc quản lý chuỗi cung ứng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc cung cấp nguồn nguyên vật liệu đáng tin cậy cho các nhà máy giúp tránh chậm trễ gây tốn kém trong quá trình sản xuất.
  • Giảm tổng chi phí chuỗi cung ứng – Các nhà sản xuất bán buôn và bán lẻ phụ thuộc vào việc quản trị chuỗi cung ứng để thiết kế một mạng lưới đáp ứng các mục tiêu phục vụ khách hàng. Điều này mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

>>> Xem thêm: 12 lợi ích khi sử dụng hệ thống quản lý phân phối

Cải thiện vị thế tài chính

  • Đòn bẩy lợi nhuận – Các doanh nghiệp coi trọng các nhà quản lý chuỗi cung ứng vì họ giúp kiểm soát và giảm chi tiêu của chuỗi cung ứng.
  • Giảm tài sản cố định – Các nhà quản trị chuỗi cung ứng giảm việc sử dụng các tài sản cố định lớn như nhà máy, nhà kho và phương tiện vận tải, về cơ bản là giảm chi phí.
  • Tăng dòng tiền – Các doanh nghiệp đánh giá cao việc quản lý chuỗi cung ứng giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy tốc độ sản phẩm đến tay khách hàng.

Cải thiện chất lượng kho hàng

  • Bạn có thể tối ưu hóa thời gian xử lý, lưu trữ và lấy hàng hóa => giảm thiểu đáng kể nguy cơ sai sót trong kho. Điều này sẽ không chỉ cải thiện vị thế của bạn trên thị trường, mà còn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Quản lý một chuỗi cung ứng thành công là một nhiệm vụ cồng kềnh, nhưng nó vẫn rất quan trọng cho sự tồn tại lâu dài của bạn trong ngành công nghiệp cạnh tranh. Liên hệ Apzon để biết thêm thông tin về giải pháp.