Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra làm ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành dược phẩm. Tuy nhiên tin vui là các doanh nghiệp ngành dược phẩm, y tế nhận được nhiều dự báo tích cực trong bối cảnh Việt Nam đang kiểm soát tốt Covid-19.
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành dược sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Ngoài ra, theo dự báo của Fitch Solution, năm 2021, ngành dược phẩm Việt Nam sẽ hồi phục và tăng trưởng khoảng 8,7%.
Một thập kỷ qua, xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam liên tục tăng nhờ tác động của các hiệp định kinh tế CPTPP, EVFTA, WTO, ATIGA, VJEPA… Doanh nghiệp dược Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư nâng cấp nhà máy hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn như EU-GMP, PIC/S, JAPAN – GMP. Điều này chứng tỏ thị trường dược đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà sản xuất, bán lẻ và phân phối dược phẩm tại Việt Nam.
Cơ hội của ngành dược trong thời gian tới
- Thị trường tiềm năng lớn (Tình trạng ô nhiễm môi trường, dân số già nhanh, khí hậu càng gay gắt, dịch bệnh càng nhiều…)
- Hiệp định CPTPP và EVFTA sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư.
- Tăng mua bán sáp nhập cả lĩnh vực sản xuất & phân phối
Thách thức của ngành dược trong thời gian tới
- Bất cập trong quy định về chính sách và giá bán.
- Điều kiện kinh doanh thuốc.
- Kẽ hở về kiểm soát chất lượng.
- Chưa chuyên nghiệp trong quy trình đấu thầu.
- Công nghệ còn lạc hậu cả về sản xuất và phân phối.
- Các quy trình sản xuất chưa tối ưu còn rời rạc.
- Qui hoạch còn hạn chế về nguyên liệu nên đang lệ thuộc vào nhập khẩu.
- Nguồn nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ vốn dĩ chiếm hơn 80% tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu, nay đang bị thiếu hụt trong ngắn hạn.
>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý phân phối iDMS – Sức bật mới cho ngành dược
Thách thức trong quy trình quản lý hệ thống phân phối dược phẩm
- Không kiểm soát chặt chẽ đội ngũ trình dược viên: Việc mở rộng thị trường kinh doanh là cực kì quan trọng trong ngành dược. Tuy nhiên, làm thế nào để các nhà quản lý biết được vị trí, thời gian làm việc cũng như hiệu quả viếng thăm khách hàng của nhân viên thị trường.
- Quản lý đội ngũ bán hàng bằng phương pháp thủ công như gọi điện thoại hoặc lấy thông tin từ nhà phân phối…..
- Không theo dõi được độ phủ của sản phẩm để điều chỉnh các kế hoạch marketing phù hợp.
- Khó quản lý danh sách nhà thuốc với đầy đủ các thông tin, lịch sử mua hàng…
- Xử lý đơn hàng chậm trễ& dễ sai sót: Việc áp dụng phương pháp thủ công trong quy trình tạo đơn hàng dễ gây ra sai sót và mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
- Tình trạng “Data Cooking”: quản lý số lượng NPP lớn trên phạm vi rộng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, việc áp dụng KPI theo tháng/ quý tạo ra áp lực cho nhân viên thị trường không tránh được tình trạng nhân viên lên đơn hàng ảo khiến nhà quản lý khó nắm băt được thị trường và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Không quản lý được hình ảnh trưng bày: Khó quản lý được hình ảnh của sản phẩm tại cửa hàng cũng như sự thay đổi trong hoạt động trưng bày. Điều này khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội bán hàng tại các điểm bán.
- Không quản lý được sản phẩm tồn kho theo từng cửa hàng.
>>> Xem thêm: Kiểm soát phân phối ngành dược phẩm
Thách thức với hệ thống báo cáo trực quan
- Báo cáo di chuyển của nhân viên bán hàng như vị trí, lịch sử bán hàng, KPI…
- Báo cáo hoạt động bán hàng theo từng nhân viên bán hàng như báo cáo đặt hàng, thống kê bán hàng chi tiết theo từng sản phẩm nhãn hiệu.
- Báo cáo lượng hàng tồn kho ngoài thị trường, báo cáo nhập/ xuất tồn kho của doanh nghiệp.
- Báo cáo công nợ thống kê theo khách hàng, nhân viên phụ trách, xem theo phiếu bán hàng…
- Báo cáo độ phủ thị phần như dòng sản phẩm nào đang có mức bao phủ tốt nhất khu vực nào có tiềm năng…
Nếu bạn cần 1 giải pháp đáp ứng đầy đủ báo cáo và hỗ trợ giải quyết các thách thức hiện nay cho ngành dược Việt nam. Hãy liên hệ Apzon để biết thêm về giải pháp iDMS – Quản trị kênh phân phối.