Thị trường bán lẻ 2021 – Sân chơi cho người hiểu thị trường

Việt Nam vẫn là thị trường bán lẻ tiềm năng hàng đầu khu vực, hiệp định EVFTA và EVIPA đã thúc đẩy các luồng vốn từ EU đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt, qua đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của thương mại nội địa. Do vậy, dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 doanh số bán lẻ năm 2020 vẫn tăng hơn 11 tỉ USD so với năm 2019.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây chúng ta cũng chứng kiến biết bao thương hiệu lớn rời khỏi thị trường bán lẻ Việt. Điểm chung chỉ ra rằng: mức độ am hiểu thị trường chưa đủ, chưa đánh giá đúng xu hướng phát triển tại Việt Nam, sản phẩm chưa phân bổ đồng đều và hợp lý giữa các vùng miền, dịch vụ chưa phù hợp với văn hóa tiêu dùng của người Việt…

Thị trường bán lẻ Việt Nam luôn hấp dẫn những nhà đầu tư ngoại.

Giải pháp cần để doanh nghiệp tồn tại ở thị trường bán lẻ Việt

  • Tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu kỹ về thị trường, phân khúc khách hàng.
  • Maketting sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
  • Thay đổi nhiều loại hình khuyến mãi khác nhau nhằm thu hút khách hàng.
  • Đổi mới công nghệ, dịch vụ trong vận hành quản lý doanh nghiệp.
  • Tự động hóa mọi quá trình làm việc, tăng năng suất, sử dụng không gian hiệu quả hơn, giảm tương tác vật lý của con người.
  • Đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin để việc quản lý bán hàng được tốt hơn
  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cốt lõi, bài bản.
  • Thực hiện đào tạo nhân viên thường kỳ về kiến thức sản phẩm cũng như kỹ năng bán hàng.
  • Truyền cảm hứng để nhân viên làm việc hiệu quả hơn bằng những chính sách thưởng, đãi ngộ phù hợp.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm xây dựng hệ thống quản lý bán lẻ thời Covid

Giải pháp cần để doanh nghiệp phát triển ở thị trường bán lẻ Việt

Dịch bệnh khiến cho bán lẻ qua kênh online tăng trưởng khủng
  • Mở rộng kênh offline, đa dạng hóa các loại hình bán lẻ (trực tiếp tại của hàng, đại lý, siêu thị…) nên tích hợp đồng bộ vào một hệ thống.
  • Mở rộng bán hàng đa kênh (omni-channel) bao gồm các kênh online (website, facebook, zalo…)
  • Gia tăng độ phủ sản phẩm, nên quan tâm hơn đến thị trường nông thôn
  • Hoàn thiện chuỗi cung ứng đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhanh nhất.
  • Hiện đại hóa kho bãi: quản lý và kiểm soát hàng hóa “vòng đời của sản phẩm” từ lúc nhận hàng, di chuyển, nhập kho, trưng bày cho đến tay người tiêu dùng.
  • Nâng cấp các dịch vụ, đa dạng hình thức thanh toán không tiền mặt
  • Chiến lược giá: không nên cứng nhắc mà cần phải linh hoạt và sáng tạo. 
  • Xây dựng thương hiệu, bảo hộ thương hiệu sản phẩm với các sản phẩm, dịch vụ tự sản xuất.  

>>> Tham khảo thêm: 10 bí quyết giúp điều hành doanh nghiệp bán buôn thành công

Hệ thống phân phối, đặc biệt là dịch vụ bán lẻ được xem là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Hệ thống phân phối giúp hàng hóa từ sản xuất tiếp cận đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng mua được các sản phẩm hàng hóa theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng với chi phí thấp nhất…

Thông tin liên hệ:

Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn