Gia tăng doanh số với chiến lược phân phối được tối ưu hóa phần 1

Điều hành một doanh nghiệp bán lẻ ngày nay luôn khó khăn hơn bao giờ hết. Để tồn tại trong một thị trường cạnh tranh, các thương hiệu phải đi nhanh hơn để đưa ra nhiều quyết định quan trọng mang tính kịp thời. Thêm vào đó, đại dịch toàn cầu xảy ra và các tác động về kinh tế của nó khiến việc thành công dường như là một nhiệm vụ bất khả thi.

Tuy nhiên, về nòng cốt bán lẻ vẫn xem là đơn giản. Bạn cung cấp các sản phẩm mà người tiêu dùng thực sự mong muốn, làm cho khách hàng biết đến những sản phẩm đó, khiến họ mua và nhận chúng dễ dàng nhất có thể.

Trước đây, khi việc bán sản phẩm còn đơn giản, bạn có thể làm hoặc mua các mặt hàng có sẵn, đưa chúng vào cửa hàng truyền thống của bạn và đợi khách hàng đến. Mối quan tâm lớn nhất của bạn là làm thế nào để trưng bày sản phẩm đẹp mắt nhất nhằm thu hút khách mua hàng.

Ngày nay, người tiêu dùng tương tác với thương hiệu qua nhiều kênh. Có thể họ muốn mua tại cửa hàng, thông qua trang web của công ty, từ các nền tảng của bên thứ ba và thậm chí trên phương tiện truyền thông xã hội. Do đó, một chiến lược phân phối được tối ưu hóa chưa bao giờ quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp lúc này.

Chiến lược phân phối là gì?

Một chiến lược phân phối được tối ưu sẽ giúp doanh nghiêp gia tăng doanh số

Mục tiêu chính của bất kỳ nhà bán lẻ nào là đưa hàng hóa của họ đến tay những khách hàng theo cách mà khách hàng muốn mua. Bên cạnh đó, bạn phải đảm bảo mọi giao dịch mua diễn ra liền mạch nhất có thể. Chiến lược phân phối của bạn là cách bạn dung hòa tất cả những nhu cầu cần thiết đó.

Chiến lược phân phối là việc lập kế hoạch để tăng tốc độ kết nối giữa dịch vụ và người dùng cuối cùng. Cho dù họ là người tiêu dùng, doanh nghiệp hay phân khúc khách hàng khác. Có nhiều cân nhắc cần lưu ý khi xác định chiến lược phân phối:

  • Nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng.
  • Bản chất của sản phẩm và cách chúng được bán và sử dụng.
  • Cân nhắc vận chuyển.
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn và cách họ phục vụ khách hàng.
  • Các trải nghiệm khách hàng bạn nhắm đến và cách lựa chọn phân phối phù hợp với nó.
  • Ngân sách và chi phí liên quan đến các kênh phân phối khác nhau.

Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những lưu ý đó. Trước tiên, hãy xem xét một trong những nền tảng cơ bản của chiến lược phân phối được tối ưu hóa – đó là các kênh phân phối.

>>> Xem thêm: 12 lợi ích khi sử dụng hệ thống quản lý phân phối hiệu quả

Kênh phân phối

Có thể bạn nghĩ rằng các kênh phân phối là sự giải thích cho chính nó. Đó là những nơi khác nhau mà bạn bán sản phẩm của mình, phải không? >> Sai lầm. Đó là một quan niệm sai lầm phổ biến. Trang web của bạn, nền tảng bên thứ ba hoặc cửa hàng thực không phải là kênh phân phối. Tuy nhiên, mỗi thứ có thể tạo thành các bộ phận trong kênh phân phối của bạn.

Kênh phân phối là toàn bộ hành trình để đưa sản phẩm từ bạn đến người dùng cuối thông qua cửa hàng hoặc trang web của bạn. Đó là trường hợp nếu bạn là người phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các kênh phân phối đều đơn giản như vậy. Trên thực tế, rất nhiều kênh trung gian giữa công ty của bạn và người tiêu dùng. Các nhân tố chính trong các chuỗi phức tạp hơn như sau:

  • Nhà sản xuất – Đây là nhà sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thành của sản phẩm.
  • Nhà bán buôn – Các công ty chuyên phân phối rộng rãi sản phẩm cho nhiều nhà bán lẻ.
  • Nhà bán lẻ – Các doanh nghiệp bán sản phẩm cho người dùng cuối của họ. Bán hàng có thể diễn ra trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
  • Người tiêu dùng / Người dùng cuối – Những người mua cuối cùng của một mặt hàng. Họ mua nó để sử dụng chứ không phải để bán.

Doanh nghiệp của bạn có thể là một trong những mắc xích của kênh này. Nếu bạn cũng bán nhiều sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm có thể có kênh riêng. Bạn cũng có thể sử dụng nhiều hơn một hoặc thậm chí nhiều hơn một loại hình kinh doanh, ngay cả khi bạn chỉ cung cấp một dòng sản phẩm. Chiến lược phân phối được tối ưu hóa là một chiến lược phù hợp với thương hiệu và khách hàng của bạn.

Các loại chiến lược phân phối hiện nay

Lựa chọn chiến lược phân phối phù hợp với thương hiệu và khách hàng của bạn
  • Chiến lược phân phối rộng rãi: Nhiều thương hiệu áp dụng chiến lược này. Nó liên quan đến việc triển khai càng nhiều kênh khác nhau càng tốt cho một sản phẩm nhất định. Ưu điểm đáng chú ý nhất là điều này giúp tăng cường khả năng thâm nhập thị trường cho sản phẩm. Tuy nhiên, nó có thể là một lựa chọn tốn kém.
  • Chiến lược phân phối chọn lọc: Đây là khi các công ty chọn các kênh khác nhau cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn, họ có thể chỉ bán một mặt hàng ở một khu vực địa lý nhất định. Hoặc họ có thể hạn chế bán các mặt hàng cụ thể chỉ trên trang web của riêng họ. Chiến lược này giúp kết hợp các kênh với hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian hơn cho thương hiệu.
  • Chiến lược phân phối độc quyền: Các công ty có thể hạn chế việc cung cấp một số mặt hàng. Chẳng hạn, họ có thể chỉ sử dụng một kênh rất hẹp cho một dòng cụ thể. Khi các thương hiệu sử dụng chiến thuật này, họ đang cố gắng gây ra sự khan hiếm và tạo ra nhu cầu. Đó là cách các công ty làm cho sản phẩm có vẻ cao cấp hơn và người dùng mong muốn sỡ hữu hơn.

Tất nhiên, việc xác định chiến lược phân phối phức tạp hơn so với việc lựa chọn từ ba phương án trên. Bạn phải xem xét đặc điểm sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng. Bạn cũng cần nghĩ đến sự khác biệt về địa lý và nhân khẩu học trong đối tượng mục tiêu của mình.

>>> Xem tiếp phần 2

Thông tin liên hệ:

Công ty Apzon IRS Vietnam
Địa chỉ: Tầng 8 – 102 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 7306 6336
Website: https://idms.vn
Email: info@idms.vn