Khác biệt giữa bán hàng truyền thống và bán hàng hiện đại

Bản chất của bán hàng là quá trình trao đổi giữa người bán và người mua, là việc nhân viên bán hàng tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó xây dựng mối quan hệ lâu dài cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Trước đây, bán hàng thường mang tính thụ động, không có chiến lược lâu dài, thúc ép khách hàng mua sản phẩm. Ngày nay, bán hàng theo xu hướng tư vấn, người bán hàng phải hiểu sản phẩm hiểu nhu cầu khách hàng và tư vấn để khách hàng hiểu về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.

Bán hàng truyền thống và bán hàng hiện đại

>>> Xem thêm: 10 bí quyết giúp điều hành doanh nghiệp bán buôn thành công

Sự khác biệt giữa bán hàng truyền thống và bán hàng hiện đại

STTBÁN HÀNG TRUYỀN THỐNGBÁN HÀNG HIỆN ĐẠI
1Trăm người bán vạn người muaTrăm người bán vài người mua
2Sản phẩm và người bánSản phẩm – Khách hàng – niềm tin – sự thỏa mãn – người bán
3Bán hàng chủ yếu vào sản phẩm có sẵn, có thể hiểu đóng góiBán hàng dựa vào nhiều yếu tố: Sản phẩm, linh hoạt trong đáp ứng, bổ xung theo đặc thù, mong muốn của từng khách hàng…
4Bán hàng không theo quy trìnhBán hàng có quy trình
5Bán hàng chủ yếu dựa vào nhân viên bán hàngBán hàng chủ yếu dựa vào chiến lược hoạch định ra các kế hoạch bán hàng và kiểm soát
6Người bán hàng hiểu về sản phẩmNgười bán hàng hiểu về sản phẩm và hiểu về thị trường
7Tổ chức bán hàng theo chiều dọcTổ chức bán hàng theo chiều dọc, chiều ngang và tập trung
8Mối quan hệ người bán, người mua: thắng -thuaMối quan hệ người bán, người mua: thắng –thắng; khách hàng là đối tác, hai bên đều có lợi
9Người bán hàng giỏi là người có thể phản bác được mọi ý kiến phản đối của khách hàng Người bán hàng giỏi là người tìm ra được giải pháp đối với các ý kiến phản đối của khách hàng
10Chỉ tập trung vào bản chất của sản phẩmTập trung vào cung cấp giải pháp nhằm giải quyết vấn đề cho khách hàng
11Bán hàng chỉ đơn thuần là bán bằng được sản phẩmBán hàng là hỗ trợ khách hàng ra quyết định
12Bán được sản phẩm là hoàn thành việc bán hàngBán được sản phẩm không có nghĩa là kết thúc bán hàng: tiếp tục tư vấn, hỗ trợ khách hàng khi cần
13Thúc ép khách hàngTìm hiểu nhu cầu của khách hàng, lắng nghe và quan tâm tới khách hàng
14Giá trị chính là giá bánBên cạnh giá bán còn bao gồm các giá trị về sự tư vấn
15Thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp được đề cập ở khía cạnh hữu hìnhThế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp được đề cập cả trên phương diện hữu hình và vô hình
16Rất ít hoạt động hỗ trợ cho người muaBổ sung nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm/dịch vụ như trợ giúp, đào tạo, cử chuyên gia tới tư vấn…
17Người bán hàng là người duy nhất tiếp xúc với khách hàngKhách hàng có thể tiếp xúc với bất kỳ ai trong doanh nghiệp mà họ mua sản phẩm/dịch vụ
18Tập trung yêu cầu người bán hàng có thêm được khách hàng mớiBên cạnh việc tìm khách hàng mới, doanh nghiệp còn yêu cầu người bán hàng giữ khách hàng, tăng lượng mua hàng từ những khách hàng này

>>> Xem thêm: 12 lợi ích khi sử dụng hệ thống quản lý phân phối

Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất và phân phối, bạn cần phải tạo ra sự khác biệt trong cách quản lý bán hàng hiện đại, khác biệt về giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, khác biệt trong cách bán hàng theo quy trình bài bản mà công ty đề ra.

 Liên hệ Apzon để biết thêm thông tin về công cụ hỗ trợ bán hàng trong kỹ nguyên kỳ số để giúp bạn chiếm lĩnh thị trường phân phối.